Trong nhiều năm qua, thành phố Vinh Thành, đông nam Trung Quốc chỉ được biết đến như một địa điểm du lịch nổi tiếng bởi những đàn thiên nga về trú đông. Tuy nhiên, đô thị hơn 700.000 dân này gần đây chứng kiến làn sóng người nhập cư nhằm trải nghiệm một mô hình quản lý mới, đáng kinh ngạc và nhiều khả năng sẽ trở thành kiểu mẫu xã hội Trung Quốc trong tương lai, theo L'Express.
Câu chuyện bắt đầu cách đây 4 năm khi giới chức Vinh Thành thông báo sẽ tổ chức đánh giá đạo đức ngườiꦕ dân bằng cách chấm điểm. Theo đó, mỗi cư dân sẽ có thang điểm gốc là 1.000 và số điểm này sẽ biến động phụ thuộc vào thái độ và cách ứng xử hàng ngày của họ trong cuộc sống.
Tiêu chí cho điểm được đánh giá khá chặt chẽ, như giú👍p đỡ người thân được cộng 30 điểm, giúp đỡ ൩hàng xóm hay tham gia vào các tổ chức từ thiện sẽ được thưởng nhiều điểm hơn. Ngược lại, những hành vi tiêu cực như lái xe trong tình trạng say xỉn sẽ bị trừ điểm rất nặng.
Dựa trên số điểm tích lũy, người dân sẽ được xếp loại theo các hạng mức từ D đến A+++ và người có thứ hạng đạo đức cao sẽ được ưu tiên nhiều lợi ích như🐓 đơn giản hóa thủ tục vay ngân hàng, giảm hóa đơn điện nước hoặc thuê xe đạp miễn phí.
Kế hoạch quản lý trên quy mô rộng
Vinh Thành không phải là thành phố thí điểm duy nhất, hiện mô hình này đang được triển ꧒khai tại khoảng 30 thành phố trên khắp Trung Quốc như Vũ Hán, Trịnh Châu, Lô Châu, Thượng Hải...
Đây chỉ là bước khởi đầu của dự án thiết lập hệ thống đánh giá người dân có tên gọi "tín nhiệm xã hội" trên phạm vi cả nước, được chính quyền Bắc Kinh đưa ra năm 2014. Mục tiêu chính của dự án nhằm chống💃 tham nhũ🦋ng, chống gian lận bằng🧜 cách tạo một "không khí xã hội mà ở đó niềm tin ngập tràn và các thỏa thuận dân sự được tôn vinh".
Năm 2014, giới chức Trung Quốc tꦛhẳng thắn thừa nhận rằng những vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm, hàng giả và trốn thuế thời gian qua đã khiến dư luận nước này suy giảm niềm tin vào chính quyền, đe dọa sự tồn vong của nhà nước. Do đó, Bắc Kinh mong muốn dựa trên phương thức cho điểm để thiết lập một "nền văn hóa thành thậtꦚ" thật sự trong xã hội.
Điểm mạnh của mô hình
Theo giới chuyên gia, về mặt kinh tế, dự án sẽ có những tác động tích cực như cải thiện thị trườngౠ tín dụng. Theo đó, mức xếp hạng đạo đức từ chính phủ sẽ giúp các ngân hàng yên tâm hơn trong việc đ♏ánh giá rủi ro và mạnh tay cho vay hơn trong bối cảnh có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chưa thể tiếp cận tiền vốn do không có tài sản thế chấp.
Chính quyền Bắc Kinh cũng hy vọng qua đó cải thiện tình trạng thiếu chấp hành phán quyết của tòa án. Thí điểm cho thấy số người bị phạt tài chính không đi đóng phạt giảm đáng kể, bởi nếu cố tình "quên trả nợ" họ sẽ bị cấm mua vé tàu hỏa hoặc máy bay. Tꦉrước kết quả đó, nhà chức trách Trun🍌g Quốc dự kiến bổ sung một số hành vi như trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả hay hút thuốc trái quy định vào diện bị trừng phạt cấm tham gia giao thông công cộng.
Những tác động tiêu cực
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc hiện có thuận lợi lớn trong việc sớm đưa mô hình này áp dụng trên phạm vi cả nước bởi nhiều công ty công nghệ nước này đã đầu tư vào lĩnh vực thu thập, phân tích dữ liệu về khách hàng. Nhà nước hoàn toàn có thể tiếp cận để xây dựng hồ sơ từng cô🅰ng dân.
Tuy nhiên việc kiểm soát quá chặt chẽ người dân có thể 💛dẫꦡn đến những hệ lụy khó có thể tưởng tượng.
Chuyên gia Adrien Blanchet thuộc Đạ💙i học kinh tế Toulouse cho rằng ví dụ đơn cử là mô hình chấm điểm sẽ làm triệt tiêu tinh thần tranh luận và phản kháng trong xã hội. Một lời nhận xét tiêu cực về chính phủ hoặc tình hình nhân quyền sẽ ngay lập tức đưa thang điểm của người phát ngôn và bạn bè họ chạm đáy. Bạn bè, người thân chắc chắn sẽ tìm mọi cách khuyên nhủ nhau tránh bình luận phản đối, trong khi nhiều người sẵn sàng tâng bốc nhà nước để nâng cao số điểm.
"Thay vì trừng phạt những người c💎hỉ trích, chính quyền Trung Qu🐠ốc lại đang khuyến khích người dân tự kiểm duyệt và kiểm duyệt lẫn nhau. Đó mới là điều đáng sợ", ông Blanchet nhận xét.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định rằng xã hội Trung Quốc mong muốn sự an toàn và công nghệ được coi như phương♈ thức giúp thiết lập "một xã hội của sự tin tưởng. Do đó, ít người sẽ phản đối khi chính quyền triển khai những biện pháp theo dõi và nhận dạng họ.
"Người Trung Quốc sẵn sàng cho phép✃ cơ quan, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu cá nhân để đối lấy những dịch vụ tiện ích", Robin Li, người sáng lập mạng Baidu, hay còn gọi là Google của Trung Quốc tuyên bố.
Nguyễn Hoàng