Tổ công nghệ số cộng đồng được Long An xem là "hạt nhân" trong quá trìn♉h phổ cập chuyển đổi số đến từng ngõ, từng gia đình. Thành lập từ 2022, mỗi tổ có 4-12 thành viên có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ người dân, nhất là khu vực nông thôn tiếp cận, hiểu và sử dụng các sản phẩm số trong nhiều lĩnh vực.
Theo công bố của Sở Thông tin và Truyền thông, thời gian qua các tổ này mang về nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy lộ 𓆏trình số hóa và nâng cao năng lực phục vụ, cạnh tranh của tỉnh.
Theo đó, cùng chính꧅ quyền, tổ đã hướng dẫn cho hơn 255.600 hộ gia đình và 23.673 đoàn🅘 viên, thanh niên cài đặt nền tảng "Long An Số", nâng tổng lượng tải lên hơn 406.800 lượt, góp phần giúp tỉnh tiếp nhận, xử lý và trả lời 2.330 phản ánh, kiến nghị của người dân. Các thành viên hỗ trợ công an địa phương thu nhận hơn 1,3 triệu tài khoản định danh điện tử mức hai, kích hoạt gần 1 triệu tài khoản cho người dân. Qua đó, người dân cũng được tuyên truyền về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng VneID, hoặc ứng dụng VssID.
Lãnh đạo địa phương cũng đánh giá thanh toán khô💙ng tiền mặt dần trở thành phương thức phổ biến tại các chợ, trung tâm thương mại và cơ sở kinh doanh ��nhờ hỗ trợ của tổ. Một trung tâm thương mại, 7 siêu thị, 41 chợ áp dụng hình thức thanh toán này.
Với ngành y tế, số phí thanh toán qua các hình thức không tiền mặt đạt gần 12 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng tiền khám chữa bệnh. Tất cả cơ sở giáo dục đều áp dụng thu phí trực tuyến với số tiền hơn 14 tỷ đồng. 80% đối tượng an sinh xã hội (gần 70.000 người) nhận chi trả qua tài kh꧑oản. Tổ cũng hỗ trợ ngành thông tin truyền thông cấp gần 13.000 chữ ký số cho các cá nhân.
Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, nhiều tổ công nghệ số tại một số huyện tổ chức các mô hình sáng tạo giúp tăng hiệu quả hoạt động. Chẳng hạn, Cần Giuộc có mô hình "🔜tuyến đường số", "số hóa di tích lị𒈔ch sử" giúp người dân tiếp cận thông tin về văn hóa, lịch sử dễ dàng hơn. Huyện biên giới Tân Hưng có cuộc thi ảnh, video chủ đề số hóa hay các tọa đàm chuyên đề về vai trò phụ nữ nông thông trong thời đại 4.0. Huyện Châu Thành có "quầy thanh niên hỗ trợ công dân" giúp tiếp cận về mua sắm trực tuyến, dịch vụ công...
Chia sẻ tại buổi gặp mặt tổ công số cộng đồng ngày 10/10, ông Nguyễn Bá Luân, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tiếp tục nhấn mạnh vai trò của số hóa. "Chuyển đổi số là cuộc cách mạng mang tính toàn dâꦺn, toàn diện và là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của cả hệ thống chính trị trong tỉnh", ông Luân khẳng định.
Địa phương cũng chỉ ra một số🍰 hạn chế trong quá trình hoạt động như nhiều người dân chưa có smartphone hay nhận thức về chuyển đổi số của người lớn tuổi, khu vực nông thôn chưa cao.
Để cải thiện những yếu tố này, tỉnh Long An sẽ tăng độ phủ Inꦇternet, ⛎hoàn thiện hạ tầng số, tạo điều kiện để người dân tiếp cận điện thoại thông minh. Tỉnh cũng tăng tổ chức các buổi đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho tổ công nghệ số đồng thời truyền thông nhiều hơn trên các phương tiện. Ngoài ra, địa phương dự kiến có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khen thưởng các mô hình sáng tạo, hiệu quả.
Các nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số được đánh giá giúp địa phương tăng năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư. Bên cạnh đó,꧙ đời sống người dân trở nên tiện lợi, hiện đại hơn. Năm 2023,﷽ Long An xếp thứ 12 cả nước, thứ hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long về chỉ số đổi mới sáng tạo PII.
Lãnh đạo địa phương kỳ vọng thời gian tới, tổ công nghệ số sẽ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng" để giúp ch🌊uyển đổi số len lõi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Hoài Phương