Sáng 14/10, TAND tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm cho hơn 100 thí sinh tr🔯ong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Trước sự vắng mặt quá nửa của những người bị triệu tập, VKS cũng như luật sư, bị c𒈔áo, người liên quan không đề nghị hoãn phiên tòa do cho rằng những người có vai trò quan trọng đã có mặt theo yêu cầu. Các trường hợp còn lại đã có lời khai với cơ quan điều tra từ trước.
Phiên sơ thẩm từng mở giữa tháng 9 vừa qua song phải hoãn vì vắng mặt tới 122 nhân chứng, người liên quan. Hôm nay, 187 người được triệu tập nhưng 82 người có đơn xin xét xử vắng m🧔ặt, 19 trường hợp vắng mặt không lý do, chỉ 86 người đến tòa.
Ông Trần Đức Quý (Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi THPT 2018) bị triệu tập với tư cách người 🃏làm chứng nhưng xin xét xử vắng mặt. Ông Vũ Văn Sử (cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018) có mặt.
Vụ án có năm bị can song truy tố tới ba tội danh. Cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Triệu Thị Chính (51 tuổi) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, theo điều 358 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị can Phạm Văn Khuông (60 tuổi) và bà Lê Thị Dung (cựu phó đội trưởng đội giáo dục Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang) cùng bị xét xử về tội Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyễn Thanh Hoài (cựu trưởng phòng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang), Vũ Trọng Lương (41 tuổi, cựu phó phòng) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.
Duy nhất bà Chính có ba luật sư𓄧 bào chữa 🐬gồm: Hoàng Văn Hướng, Đinh Việt Thanh và Hoàng Văn Doãn. 4 bị cáo còn lại không mời luật sư. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày 14-16/10 do thẩm phán Vương Thị Thu Hà làm chủ toạ.
Theo cáo trạng, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị cáo Nguy♔ễn Thanh Hoài bàn bạc với Vũ Trọng Lương việc nâng điểm cho các thí sinh ở môn trắc nghiệm. Cựu trưởng phòng Hoài không trực tiếp thực hiện hành vi can thiệp sửa kết quả bài làm của các thí sinh để nân🤡g điểm cho thí sinh nhưng ông đưa danh sách 93 thí sinh cần được nâng điểm cho Lương. Ngoài nhận danh sách của cấp trên, ông Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh. Một mình ông Lương thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp sửa kết quả bài làm của các thí sinh.
Kết quả, bị cáo Lương sửa k📖ết quả bài làm 309 bài thi trắc nghiệm các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh.
Bị cáo Phạm Văn Khuông𓃲 không có mặt trong hội đồng thi nhưng đã nhờ Hoài can thiệp, nâng điểm tꦏhi cho con trai mình để thí sinh được vào học ở Đại học Y Thái Bình. Bị can Lê Thị Dung do mối quan hệ quen biết nên nhờ và được ông Hoài giúp nâng điểm cho 20 thí sinh.
Bà Triệu Thị Chính là trưởng ban chấm thi cũng đã đưa danh sách 13 thí sinh để nhờ bị cáo Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho một em. Tuy nhiên, ông🐠 Hoài chưa giúp được bà Chính.
Cũng theo VKSND tỉnh Hà Giang, trong quá trình điều tra cơ quan an ninh điều tra đã áp dụng tất cả các biện phꦬáp theo quy định của pháp luật nhưng "không thu thập được chứng cứ để chứng minh có yếu tố vụ lợi trong vụ án". Không gia đình thí sinh nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Ngoài ra, lời khai của bị cáo Hoài, Lương cũng không thừa nhận mà chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người 🐻thân.
Cơ quan tố tụng nhận♉ định, các bị can n🥃ói trên đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử. Hành vi của họ không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội và không còn sự công bằng trong xã hội.
Tuy nhiên, sau khi vụ án bị phát hiện Bộ Giáo dục đã chấm thẩm định trả lại 𓆏kết quả chính xác cho các thí sinh trước khi xét tuyển vào🃏 các trường đại học, cao đẳng thì không em nào bị buộc thôi học.
Đây là vụ thứ hai trong ba vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 bị đưa ra xét xử. Phiên xét xử 8 người sửa điểm thi ở tỉ⭕nh Sơn La mở giữa tháng 9 cũng phải dừn💎g do vắng 75 nhân chứng và người liên quan. Ngày 15/10 phiên tòa này dự kiến được mở lại.
Riêng vụ án nâng điểm thi tại tỉnh Hoà Bình hiện mới ở giai đoạn ra kết luận điều tra song là vụ án duy nhất khởi tố tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, bên cạnh tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bảo Hà