(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
"Chỉ duy nhất trong livestream này, sale sập sàn, xả lỗ duy nhất 30 suất cho các anh chị để lại số điện thoại ở đây để được lên đơn thành công", "cơ hội săn hàng dưới giá gốc có một không hai chỉ đúng 10 phút, nhanh tay bấm like, chia sẻ livestream này để nhận được mức giá cực sốc...". Những lời rao 🙈bán như vậy có thể bắt gặp được ở bất cứ đâu trên mạng xã hội. Chỉ cần dạo một vòng trên các trang cá nhân hay diễn đàn trên Facebook, video livestream bán kem trộn, quần áo, mỹ phẩm, túi xá𒁃ch, giày dép... xuất hiện với mức độ dày đặc, chặn tài khoản này lại hiện ra tài khoản khác.
Thời gian đầu, cá nhân tôi thấy khá ấn tượng với hình thức kinh doanh này khi những người bán với duyên ăn nói, giới thiệu sản phẩm hấp dẫn, trực quan, sinh động. Tuy nhiên, theo thời gian, khi hoạt động này nở rộ, người người nhà nhà livestream, cứ mở mắt ra là thấy người bán hàng online, mạng xã hội đã trở thành một "nồi lẩu thập cẩm" với tạp nham đủ thứ mặt hàng được rao bán từ đắt đến rẻ, hàng thật đến hàng nhái. Hàng hóa na ná nhau, quảng cáo toàn bằng lời ca tụng và đương nhiên không ai kiểm chứng tính xác thực, khiến nꦿgười dùng Facebook phát ngán.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các shop khiến việc livestream ngày càng biến tướng. Thay vì đầu tư chất lượng sản phẩm của mình, nhiều người bán bắt đầu nghĩ ra các chiêu trò gây sốc, thậm 🔯chí đến mức nhảm nhí, phản cảm để câu kéo người xem. Không khó để bắt gặp những livestream mà người bán cố tình ăn mặc hở hang, "khoe hàng", thản nhiên dùng lời lẽ thô tục, nội du♈ng đồi trụy để gây sự chú ý.
Điều đáng ngạc nhiên là hình thức 🧸này lại tỏ ra hiệu quả đến bất ngờ khi số lượng người xem, người chia sẻ tăng lên chóng mặt, tỷ lệ thuận với số lượng lên đơn thành công cũng nhân lên theo cấp số. Doanh thu của những chủ shop này có khi tăng lên gấp cả chục lần s🌟o với bán hàng theo hình thức truyền thống.
Dễ nhận thấy là đa phần những người livestream bán hàng thường có chung một "bài" đó là đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua, cộng thêm những lời quảng cáo thần thánh hóa sản phẩm của mình để dụ dỗ khách hàng. Và vẫn có không ít người trở thành con mồi ngon cho các shop này, sẵn sàng mua hàng dù chẳng chắc ch𝕴ắn chất lượng sản phẩm có thật như lời quảng cáo, chỉ vì sợ "mất suất". Tất nhiên, nếu sản phẩm bạn nhận được khác xa với lời quảng cáo thì cũng chỉ đành tặc lưỡi "lần sau xin chừa" bởi không hề có một chế độ bảo hành hậu mãi nào để bảo vệ bạn.
>> Những cử nhân đại học lừa đảo khi bán hàng online
Ngày 7/7 mới đây, hàng chục nghìn sản phẩm tiêu dùng nghi giả các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci... cùng dàn máy móc để liꦯvestream quy mô lớn đã bị phát hiện trong kho hàng lậu hơn có diện tích hơn 10.000 m2 tại thành phố Lào Cai. Kho hàng "khủng" có 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn; mỗi ngày tối thiểu chốt 100 - 200 đơn hàng... Đây là hồi chuông báo động cho sự buông lỏng quản lý hoạt động kinh doanh, bán hàng bằng hình thức livestream mạng xã hội. Còn biết bao nhiêu kho hàng tương tự tại Việt Nam đang âm thầm hoạt động mà chưa bị phát hiện? Đó sẽ là câu hỏi cần trả lời của các cơ quan chức năng.
Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hành vi bị cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Khoản 2 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải tháo gỡ, tháo d🎀ỡ hoặc xóa quảng cáo.
Khoản 9 điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định cấm hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đ💜ã đăng ký hoặc đã được công bố. Cùng với đó là quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối vớ♏i hành vi này.
Ngay cả Facebook trong điều khoản dịch vụ của mình cũng nêu rõ người dùng "có quyền kiểm soát loại quảng cáo và nhà quảng cáo mà mình nhìn thấy, cũng như loại thông tin được sử dụng để xác định hiển thị quảng cáo🉐 nào cho bản thân". Thế nhưng thực tế hoạt động lại không hẳn là như vậy. Bạn có quyền báo cáo vi phạm hay chặn hiện thị với một quảng cáo bán hàng không phù hợp, nhưng có thể n🌳gay lập tức bắt gặp một livestream khác với nội dung tương tự đến từ một tài khoản khác.
Nguyên nhân là những người bán hàng online lập ra rất nhiều tài khoản khác nhau để cùng livestream sản phẩm của mình, mở rộng khả năng tiếp cận tới người dùng trong trường hợp bị họ báo cáo vi phạm, trong khi Facebook gần như không hề có động thái hay biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng trên. Kết quả là người dùng mạng xã hội vẫn phải ngày ngày trở thành người xem bất đắc dĩ của những livestream bán hànꦬg phản cảm bởi có chặn bao nhiêu cũng không xuể. Và trách nhiệm của Facebook ở đâu khi hàng nhái bán giá đắt tràn lan như vậy?
Thực tế rất ít trườꩵng hợp livestream bán hàng online bị quản lý và xử phạt. Đã đến lúc những người làm luật cần quaܫn tâm và có những chế tài cụ thể với loại hình kinh doanh này. Có như vậy, người tiêu dùng mới được bảo vệ khỏi những mối hiểm họa khi mua hàng qua livestream, trả lại môi trường kinh doanh trên mạng xã hội "sạch sẽ" như ban đầu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Bảo Nam