Học hết lớp 9, Tuấn, em họ con cô con cậu của tôi được cha mẹ cho ở nhà 𝓡vì họ biết con mình "không thể nào lết qua được lớp 12". Ngày ấy, ba tôi sang nhà cậu mợ khuyên nhủ: "Thôi ráng cho nó học hết lớp 12 có cái bằng tú tài, sau này xin đi làm công nhân người ta mới nhận".
Cậu mợ tôi, với lý lẽ mà theo họ là không thể phản bác được, trả lời: "Tụi em biết sức học của con mình, biết là anh chị muốn tốt cho con cháu nhưng🔜 cho nó đi học chỉ uổng tiền, ra đờ🌄i sớm va chạm sớm để kiếm tiền sớm".
Kiếm tiền, theo cách nói của cậu mợ tôi không phải là đi làm công cho người khác mà canh tác trên mảnh vườn của gia đình. Cậu mợ tôi có 3 công vườn (3.000 m2). Dạo đó mảnh vườn ấy đã lên liếp trồng rau màu: bí, khổ qua... Từ ngày cấy giống đến khi thu hoạch độ hơn nửa năm. Cứ vài ngày là cả nhà hái quả rồi chở ra vựa 🙈mối ngoài xã để cân.
"Tuầꦯn nào cũng có đồng ra, đồng vào nhưng chi tiêu ♈trong gia đình: mua mắm muối, dầu ăn, tiền điện... hết sạch, không dư được đồng nào". Dạo ấy, mít Thái sốt giá. "Một trái 30, 40 kg giá cả triệu bạc" nên cậu mợ tôi quyết định không làm ngắn nữa, phá hết màu để trồng mít. Mít vài năm mới cho quả nên cậu và thằng con trai đi làm thuê, bốc vác để trang trải chi tiêu.
Nhưng chuyện đẹp chỉ có ở trong phim. Đợi đến khi vườn mít cho quả thì ôi thôi mít lại xuống giá. Viễn cảnh "chở một trái mít ra vựa, thu hai tờ 500 nghìn" không còn. Chưa kể, không phải trái mít nào cũng được giá, mà vựa phân loại ra mít kem, mít dạt.. giá cả lại lên xuống từng ngày nên không ai đoán trước được điều gì. Giá mít không còn🎐 ở đỉnh, vườn mít lại èo uột sau vài năm cho trái, tỷ lệ trái rụng, hư nh🐻iều.
Một lần nữa, cậu mợ tôi quyết định bỏ mít, trồng lại màu. Thấy vú sữa được giá, cậu mợ lại quyết định bỏ làm màu, trồng vú sữa. Bây giờ, khi vườn vú sữa sắp cho trái, thấy giá sầu riêng tăng cao vọt, gia đình cậu mợ tôi lại mơ tưởng tới một vườn sầu riêng trĩu quả trên 3.000m2 đất nhà. "Thấy mấy ông xóm trên có mấy công đất trồng sầu riêng năm nay bán tiền tỷ mà ham", cậu tôi nó♎i.
Không ai tắm hai lần trên một dòn💛g sông nhưng với người nông dân, thói quen canh tác lại lặp đi lặp lại nhiều lần vì "cái cây này đang sốt giá, mau giàu".
Nhiều người làm giàu vì trái cây, nông sản trúng giá. Điều mấu chốt là ꧃họ trồng đúng điểm rơi: vườn cây cho thu hoạch ngay lúc giá tăng. Nhưng cũng không ít người nông dân loay hoay với mảnh vườn vì chậm chân một nhịp hơn so với nhà khác. Chặt cây này, trồng cây kia, đến khi nó cho thu hoạch thì đã không còn giá 🀅cao nữa.
Cứ thế, gia đình cậu mợ tôi cứ loay hoay trồng cái gì trên mảnh đất. Mà nếu tìm hiểu tiếp, 1.000 m2 đất trồng sầu riêng phải tốn công, tốn tiền đầu tư phân, bón vài trăm triệu đồng thì chúng mới cho quả. Không biết cậu mợ tôi đã tìm hiểuꦚ điều này chưa. Nếu rồi, họ sẽ vay mượn tiền để vàoಞ cuộc chơi mới này chăng?
Bùi Minh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.