𝓀Chị kể, lúc đó, đang nghỉ giữa ca. Chị nghĩ ngay đến hai đứa con ở nhà, cũng đang bị nhốt trong phòng trọ. Chị vội bấm máy và thở phào khi đầu dây bên kia "alo mẹ". Ngọc nhắc con gái lớn không được bật bếp chiên thêm trứng, chỉ được ăn cơm mẹ chuẩn bị sẵn. Sáng nào đi làm, Ngọc cũng tự nhủ phải khóa van bình gas nhưng lòng vẫn nơm nớp sợ mình nhớ nhớ quên quên.
🎀Ngọc quê ở Bắc Ninh vào TP HCM làm công nhân may, thành vợ thành chồng với một thợ cơ khí người Tiền Giang. Họ thuê căn phòng chừng 10 m2, trong khu trọ gần 50 phòng ở TP Thủ Đức. Buổi sáng, chồng chị đưa con đến trường. Trưa, anh đón con về phòng trọ. Hai đứa trẻ bị khóa trái trong nhà cho tới khi bố mẹ tan ca.
Căn trọ "hộp diêm"𝐆 này có giá thuê 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Nếu tính cả điện, nước, tổng chi phí hơn 2 triệu, chiếm gần 15% thu nhập của hai vợ chồng.
𝐆Lựa chọn của gia đình chị Ngọc điển hình cho những công nhân di cư đến thành phố làm việc, tạo ra những sức ép về hạ tầng và dịch vụ xã hội đối với các đô thị phát triển mạnh như Hà Nội và TP HCM. Trong đó, bảo đảm chỗ ở cho người dân đang là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất.
ꦛHà Nội hiện có 10 khu công nghiệp - chế xuất và khu công nghệ cao, với hơn 660 doanh nghiệp, khoảng 165.000 lao động. 80% (132.000 người) là dân ngoại tỉnh nhập cư, theo số liệu công bố tại cuộc đối thoại giữa công nhân và Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh hồi tháng 5.
💟TP HCM có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với 1.062 doanh nghiệp, tổng số 285.000 lao động, 65% là người nhập cư (hơn 185.000 người), theo HoREA.
Các nguồn thống kê trên cũng cho biết, 80% lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội và 90% lao động ngoại tỉnh ở TP HCM đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư, do nhà ở xã hội vừa thiếu, vừa khó tiếp cận💦. Diện tích phòng trọ phổ biến ở mức 12 m2, không đảm bảo các điều kiện sống cơ bản. Khảo sát đầu năm 2022 của Sở Xây dựng TP HCM cho thấy, gần 36% các dãy phòng cho thuê độc lập, quy mô dưới 5 tầng không có hồ sơ thiết kế, thiết bị phòng cháy chữa cháy, tương đương 12.325 công trình. Tỷ lệ này ở nhóm nhà ở riêng lẻ ngăn chia từng phòng, quy mô dưới 5 tầng là 32%, tương đương 8.215 công trình.
Tôi ngồi trong "hộp diêm" nhà chị Ngọc, nhìn hai đứa trẻ dán mắt vào tivi, bao quanh chúng là lủng lẳng áo quần, sách vở, thùng xốp đựng đồ, túi nylon đựng đủ thứ lặt vặt. Hai chiếc xe máy tối đến là phải dắt vào nhà, choán hết lối đi. Chưa hết ám ảnh vì cái chết của hai đứa bé cùng tuổi con mình ở TP HCM, chị Ngọc thất thần khi hay tin cả tòa nhà trọ 10 tầng ở Hà Nội bốc cháy, 56 người tử vong.
ওMồ hôi trên người chị vã ra như tắm. Chị vừa nấu, vừa quệt ngang đôi mắt đọng nước "nhà ăn rồi, chị đang nấu cho con buổi trưa mai". Ngọc sợ, nhưng chưa tìm ra được cách nào khác.
ও10 năm trước, khi tham gia Liên hoan thanh niên Việt - Trung 2013, tôi cũng từng ngồi trong một phòng ở dành cho công nhân tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Căn phòng nằm trong một tòa nhà cao tầng, được thiết kế như những chung cư tầm trung ở Việt Nam. Chủ nhà kể họ đến đây làm việc, chỉ cần mang tư trang cá nhân. Nhà lưu trú đã trang bị sẵn máy lạnh, máy giặt, bếp ăn. Việc di chuyển từ chỗ ở đến nhà máy có xe đưa đón.
ℱNgọc Lâm - nơi có thế mạnh về công nghiệp chế tạo máy, động cơ phục vụ nông nghiệp, hàng điện tử, giày da, may mặc - thu hút đông đảo dân nhập cư về làm việc. Đại diện đoàn Trung Quốc giải thích rằng việc đảm bảo, hỗ trợ chỗ ở cho người lao động là một phần trong chính sách phúc lợi của các doanh nghiệp.
ꦺDựa trên đặc thù về nguồn lực lao động nhập cư cao, các khu công nghiệp tiêu chuẩn ở Trung Quốc có quy định tối thiểu về cơ sở vật chất: nhà ăn, nhà ở cho nhân viên, khu thể thao, phòng y tế... Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp vào quỹ dự phòng nhà ở, nếu không thực hiện, người lao động được quyền khiếu kiện.
✃Các khu công nghiệp ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về nguồn nhân lực nhập cư. Tuy nhiên, đảm bảo chỗ ở với các điều kiện tối thiểu cho lao động chưa trở thành trách nhiệm bắt buộc hoặc ít nhất, chưa hình thành như một phần trong thiết chế văn hóa của các doanh nghiệp.
TP HCM, sau hơn 30 năm đã phát triển 18 khu công nghiệp tập trung với gần 1.700 doanh nghiệp, sử dụng ít nhất 320.000 lao động nhưng chỉ có 16 nhà lưu trú👍 dành cho công nhân, đáp ứng chỗ ở gần 22.000 người. Hà Nội chỉ có ba khu công nghiệp là Thạch Thất - Quốc Oai, Thăng Long (Đông Anh), Phú Nghĩa (Chương Mỹ) có các dự án nhà ở đáp ứng gần 20% nhu cầu của công nhân.
❀Theo quy định hiện hành, chế độ hỗ trợ nhà ở cho người lao động là khoản chi không bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp có chính sách này, chi phí sẽ được xếp vào khoản phụ cấp ngoài lương được miễn thuế và không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.
🦄Vợ chồng chị Ngọc, hai công nhân lâu năm, nhận tổng phụ cấp nhà ở 350.000 đồng - số tiền chưa đủ trả chi phí điện, nước.
Chính sách nhà ở xã hội triển khai chậm và vướng nhiều bất cập🍒, khó đến tay người nhập cư; doanh nghiệp, khu công nghiệp không bị ràng buộc trách nhiệm về điều kiện ăn ở của người lao động. Bài toán an cư cho người lao động bỗng chốc rơi vào tay tư nhân, mà chủ yếu là các hộ dân. Các cá thể kinh doanh này sẽ tiết giảm chi phí, tối ưu hóa lợi ích, tận dụng tối đa diện tích để xây càng nhiều phòng càng tốt, gây ra những ẩn họa tiềm tàng, trong đó, cháy nổ, hỏa hoạn là nguy cơ nhãn tiền nhất.
𝔍Mỗi khi có một vụ cháy xảy ra, tôi lại gặp những nguyên nhân cũ, hoặc những giải pháp đã được nói đến nhiều lần. Nếu hỏa hoạn xuất phát từ sạc pin, các khuyến cáo về sử dụng đồ điện tử sẽ được đưa ra; nếu nguyên nhân từ hàn xì, công chúng sẽ tiếp cận được bài học về sự bắt lửa ở các vật liệu dễ cháy; nếu đó là một vụ hỏa hoạn từ tàn thuốc lá, các chỉ trích về ý thức sẽ có thể gây hiểu nhầm rằng, không còn người hút thuốc, cháy sẽ không bao giờ xảy ra...
𓃲Những bài học, kinh nghiệm đó đều quan trọng, đáng được rút ra. Nhưng để hạn chế đáng kể các vụ hỏa hoạn, đặc biệt là những thảm họa gây tổn thất lớn về người, cần trông chờ vào những thay đổi căn bản về chính sách, nhằm xóa bỏ những "hộp diêm", bảo đảm an toàn chỗ ở cho người lao động.
Lê Tuyết