Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã lấp cát và san hô cành để bồi đắp khu vực có diện tích khoảng 2,42 km2, tính đến ngày 13/4. Ảnh: Victor Robert Lee & DigitalGlobe
🥃 Gần đây, Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp đảo tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi 🐠lý của mình trên Biển Đông.
Đầu tháng 4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố kế hoạch chi tiết🎃, thông báo các hoạt động trên để phục vụ nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và cung cấp dịch vụ nghề cá. Các cơ sở hỗ trợ điều hướng, trú ẩn, tìm kiếm và cứu hộ cũng đang được xây dựng. Theo đó, các cơ sở trên sẽ có lợi cho Trung Quốc, và “những nước láng giềng cũng như chính các tàu trước nguy cơ gặp bão”.
Thậm chí, trong cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng hải quân Mỹ Jonathan Greenert hôm 29/4, tướng Ngô một lần nữa khẳng định hoạt động xây dựng trên các đá ở Biển Đông “không ảnh hưởng đến tự do đi lại trên biển và trên bộ”, đồng thời cho💃 biết Bắc Kinh hoan nghênh Washington, các nước liên quan và các tổ chức quốc tế 🐎sử dụng các cơ sở trên.
Theo Wall Street Journal (WSJ), phát ngôn đến từ một tướng lĩnh cao cấp 🦂như trên là động thái “hòa hoãn bất thường”, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước châu Á lên án hành động thay đổi hiện trạ𒁏ng tại Biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng lời mời được đưa ra từ giới chức quân sự và🍨 Trung Quốc dường như hy vọng có thể xoa dịu căng thẳng trong khu vực.
“Bằng việc mở các cơ sở cho sử dụng dân sự trong tương lai, quân đội Trung Quốc (PLA) hy vọng xoa dịu được sự giận dữ đối với hoạt động xây dựng ở các đá trên Biển Đông”, Ni Lexiong, bình luận viên quân sự ở Thượng Hải, cho biết với SCMP. “So với những gì PLA luôn ꩲnói, rằng Trường Sa thuộc về Trung Quốc và không ai có thể can thiệp vào công việc của họ, thì đây là cách tiếp cận hòa hoã🌌n và ngoại giao hơn”.
Ông cũngꩲ cho rằng Trung Quốc dùng cách tiếp cận "vừa đấm vừa xoa" tức, vừa muốn phô diễn sức mạnh, sự thống trị của mình trong khu vực, vừa không muốn đẩy sự giận dữ của các nước khác đi quá xa.
Theo ꧅sĩ quan quân đội kỳ cựu của Trung Quốc Yue Gang, lời mời là “biện minh hợp lý” cho những gì PLA đang xây dựng ở Biển Đông. “Nó thể hiện Tru♚ng Quốc sẵn sàng chia sẻ sử dụng các cơ sở với mục đích hòa bình nhưng vẫn có thể kiểm soát các bãi đá này”, Yue nói.
Cùng chung nhận định trên, bình luận viên Ankit Panda của Diplomat cho 💎rằng, Trung Quốc có thể thay đổi các lý do biện bạch cho hành động xây đắp đảo trên Biển Đông, nhưng không vì vậy mà làm dịu đi mối quan ngại của 💯Mỹ và khu vực.
“Cả ASEAN và Mỹ đ🥃ều không thấy thuyết phục trước những mục đích mà Trung Quốc tự cho là thân thiện”🥀, ông Panda bình luận.“Bắc Kinh sẽ phải vật lộn khó khăn để khiến các nước có lợi ích liên quan khác trong khu vực thuận theo phương thức của họ”.
Ngay trước cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hải quân Mỹ - Trung, ngày 28/4, Hội nghị Cấp cao ASEAN ra tuyên bố chung nhấn mạnh việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn đ🌼ịnh tại đây.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cáo buộc 💦Bắc Kinh “phô diễn sức mạnh” thông qua các tuyên bố chủ quyền và việc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Trong bối cảnh chung trên, Washington đã khước từ đề nghị của đại diện quân đội Trung Quốc. Hôm 1/5, Ông Jeff Rathke, quyền phó p🐭hát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, khẳng định các hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại Biển Đông không đóng góp gì cho hòa bình ở khu vực. “Điều này vẫn đúng kể cả khi một số quan chức Trung Quốc vừa tuyên bố, các cơ sở đang bị nghi vấn được dùng cho mục đích dân sự, đối phó với thiên tai”, ông Rathke cho biết.
Mặt khác, nội bộ giới quân sự và học giả Mỹ cùng chung nhận định rằng hoạt động xây đảo của Trung Quốc, đặc biệt là đường băng dài 3.0𒐪00 m trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm mục đích thâu tóm về quân sự vùng biển xung quanh thông qua k𓄧iểm soát vùng trời.
“Chúng tôi khẳng định rằng công trình này là dành cho máy bay quân sự, dù đương nhiên một đường băng vẫn là một đường băng, miễn là nó đủ dài thì mọi thứ đều có thể cất – hạ cánh”, biên tập viên James Hardy thuộc tuần san quốc phòng Jane’s bình luận.ﷺ “3.000 m là đủ dài cho hầu hết mọi loại hình🔯 máy bay”.
Ông này cũng cho rằ♍ng, quân đội Trung Quốc dường như có ý định chọn đảo đá Chữ Thập làm trung tâm chỉ huy và 👍điều hành các hoạt động quân sự tại quần đảo Trường Sa.
Lời mời dùng đảo nhân tạo của Trung Quốc và khước từ thẳng thừng của Mỹ phản ánh thực tế mất niềm tin và bất đồng trong ✅nhận thức trong quan hệ Mỹ - Trung, cặp quan hệ song phương được cho là quyết định cục diện thế giới hiện nay. Cùng với việc quan hệ hai nước mở rộng từ lĩnh v𝔉ực kinh tế thương mại, sang các vấn đề chiến lược và quân sự, sự bất đồng này ngày càng được mở rộng với sự chuyển dịch tương quan lực lượng hai bên.
"Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với thực lực khôn🐷g ngừng lớn mạnh, đang tranh giành không quan chính trị, ngoại giao và an ninh. Còn chính sách lâu dài của Băc Kinh là loại bỏ Mỹ khỏi châu Á, rồi xây dựng vành đai thế lực của Tr𝔉ung Quốc phủ khắp khu vực" cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd cho biết.
Một số nhà quan sát đưa ra nhận định bi quan về tương lai quan♛ hệ hai nước, cho rằng những sự bất đồng trên🎶 cuối cùng sẽ dẫn đến sự xung đột giữa cường quốc chủ đạo - Mỹ và cường quốc mới nổi - Trung Quốc, mà tranh chấp tại Biển Đông là một dây dẫn nổ.
Để tránh đối đầu nguy hiểm lâu dài, điều cần làm là các bên "cần phải thừa nhận những bất đồng đang tồn tại, và đạt được thỏa thuận về cách xử lý trên từng vấn đề một", ông Rudd nói.
Đức Long