Tại tọa đàm bảo vệ trẻ em chiều 21/1, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết trung bình mỗi năm, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổ🤡ng đài 111) tiếp nhận hơn 400.000 cuộc gọi khác nhau. Song năm 2021 số cuộc gọi tăng lên trong bối cảnh đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài. Trung bình một phút có một cuộc gọi tới. Hàng nghìn cuộc cung cấp thông tin liên quan đến xâm hại, bạo lực được nhân viên tổng đ🍎ài thông báo đến cơ quan chức năng, cùng can thiệp, hỗ trợ.
"Tổng đài ngày càng bận rộn chứng tỏ nhiều người dân biết đến. Nhưng chúng tôi mong ước những🌼 cuộc gọi kêu cứu giảm đi, các cuộc tư vấn kiến thức, kỹ năng, thiết lập môi trường an toàn cho trẻ tăng lên", ông Nam nói.
Điển hình hôm 18/1, Tổng đài 111 nhận được cuộc gọi từ ông nội bé gái 3 tuổi bị đinh găm vào đầu ở Thạch Thất (Hà Nội). Ông kể bố mẹ cháu ly dị từ giữa năm 2021. Mẹ cháu chuyển ra ở trọ, cháu ở với mẹ. Trong thời gian này, một số lần cháu xuất hiện dấu hiệu bất thường như bị ngộ độc, có đinh trong bụng phải nhập viện. Thời điểm gọi điện đến tổng đài, ông hay tin "cháu đang điều trị ở bệnh viện Xanh Pôn" nhưng khôꩲng rõ tình trạng ra sao, không liên lạc được với người mẹ. Ông đề nghị tổng đài can thiệp, thông tin tới các bên liên quജan để bảo vệ cháu.
Đánh giá đây là ca nghiêm trọng khi bé mới 3 tuổi đã liên tục chịu tổn thương cơ thể trong thời gian ngắn, nhân viên tổng đài kết nối ngay với Trung tâm Cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Hà Nội, đề nghị các bên xác minh thông tin và ♚can thiệp. Song ông Nam thấy đáng tiếc vì giá như người thân bé gọi sớm khi thấy cháu gặp vấn đề trước đó thì em bé đã không phải chịu đau đớn trong thời gian dài.
Với trẻ em, không đâu an toàn bằng gia đình, song đây cũng là môi trường có nguy cơ cao nhất gây tổn hại cho trẻ, theo ông Nam. 80% các vụ bạo hành trẻ em xảy ra ngay trong gia🐷 đình. Những vụ bạo hành nghiêm trong như câu chuyện bé gái 8 tuổi ở TP HCM, em bé 3 tuổi ở Thạch Thất (Hà Nội) cho thấy khi mối quan hệ gia đình bị rạn vỡ, cha mẹ ly hôn thì "hàng rào bảo vệ" này bị phá vỡ khiến trẻ có nguy cơ xâm hại càng cao.
Nhận định nguyên nhân gia tăng bạo hành, xâm hại trẻ em, Bà Hoàng Lê Thủy, nhân viên Tổng đài 111, cho rằng đại dịch là một phần. Mất việc, giảm sút thu nhập, làm việc tại nhà... khiến cha mẹ áp lực và con trẻ trở thành nơi 🗹trút giận của người lớn.
Sau mỗi vụ bạo hành, xâm hại rúnꦚg động cả nước, số cuộc gọi tới tổng đài tăng lên. Thống kê các cuộc gọi tới tổng đài năm 2021, khoảng 35% từ người dân báo tin trẻ em bị xâm hại, khoảng 44,7% cuộc gọi từ chính trẻ em hoăc người chăm sóc trẻ.
Tiê🔯u chí để đánh giá một ca bạo hành, theo bà Thủy là cố gắng hỏi càng nhiều thông tin càng tốt mà người gọi tới cung cấp. Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình thì tổn hại với trẻ cao hơn. Nếu đó là người chăm sóc trẻ, thì tổn hại không hết trong một vài ngày mà sẽ kéo dài, để lại di chứng về t🎃hể chất lẫn tâm lý.
Bà nhớ lại một trường hợp từng gọi tới tổng đài, báo rằng thấy người mẹ nhà bên đánh con gái 5 tuổi nhiều lần khi dạy con học online và đã báo cho tổ trưởng dân phố. Nhưng tổ trღưởng nói "đó là chuyện gia đình họ, để tự giải quyết". Có nhiều ca tổng đài viên gọi về địa phương đề nghị xác minh, can thiệp nhưng họ 🍌lờ đi.
"Có đôi lúc, chúng tôi cảm thấy mình phải đối đầu với họ để thự🍨c hiệ༒n mong muốn họ vào cuộc can thiệp vụ việc", bà Thủy kể.
Bà Lê Hồng Loan, Trưởng c𒆙hương trình Bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), đánh giá cơ chế bảo vệ trẻ em dù đã được thiết lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào mạng lưới cộng tác viên, cán bộ kiêm nhiệm mà chưa có nhân viên chuyên nghiệp về công tác trẻ em cấp xã, phường. Nguồn lực phân bổ cho công tác bảo vệ trẻ em của Việt Nam đã tăng, song còn hạn chế, chỉ chiếm 2% mức chi của Chính phủ cho an sinh xã hội vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với các nước.
Theo bà, thống kê 2.000 vụ trẻ bị xâm hại trong năm 2021 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Việt Nam vẫn thiếu dữ 🍨liệu thống kê toàn diện về vấn đề này và con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Theo báo cáo của UNICEF giai đoạn 2020 - 2021, bạo lực có xu hướng gia tăng với 70,5% trẻ từ 1 đến 14 tuổi cho biết đã trải qua một số hình thức bạo lực tại gia đình hoặc do người chăm sóc ಞgây ra.
"Các hình thức bạo lực dưới quan niệm dạy dỗ con trẻ trong gia đình cần được chấm dứt ngay lập tức🦋", bà Loan nhấn mạnh.
Dưới góc độ tâm lý, bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát ℱtriển xã hội (ISDS) nhận định hai vụ việc bạo hành gần đây nhất tại TP HCM và Hà Nội đều liên quan đến người thứ ba. Song không phải tất cả các vụ đều do người thứ ba gây nên, mà nhiều vụ do chí♊nh bố đẻ, mẹ ruột làm.
Nhiều người trách móc cha, mẹ các em dung túng cho người tình bạo hành con đẻ. Bà tạm lý giải một số lý do, như cha mẹ hoặc người thứ ba đó hoàn toàn không hiểu bạo hành trẻ em là phạm pháp. Cũng có thể, họ sống trong mối quan hệ không cân b𝕴ằng về quyền lực, sợ người thứ ba bỏ đi, mối quan hệ mới bị ảnh ♛hưởng nếu lên tiếng phản đối hành vi bạo lực. Hoặc họ quá bận rộn với mưu sinh, nghĩ rằng con mình không có vấn đề và không chú ý tới thương tổn của con.
"Họ có thể không bao giờ đặt ra nghi ngờ con bị bạo hành, xâm hại mà chỉ nghĩ rằng chúng chơiಌ đùa, nghịch ngã", bà nhấn mạnh.
Cách để hạn chế, theo bà Khuất Thu Hồng, cần thay đổi nhận thức của người dân. Bởi nhiều người vẫn ngại phiền phức, nghĩ rằng đó là chuyện riêng của nhà ngưꦜời ta. Người lớn im lặng đồng nghĩa với chấp nhận sống trong xã hội dung túng bạo hành con trẻ. Vụ việc em bé 3 tuổi bị đinh găm vào đầu ở Thạch Thất khiến nhiều người ám ảnh vì sự im lặng๊ hoặc chậm trễ nói ra khiến những đứa trẻ tổn thương cả về tinh thần lẫn thể chất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại, bạo hành có thể là trẻ cô độc, xa lánh người xung quanh, hoặc thu mình không muốn tiếp xúc với ai. Trên cơ thể🐲 trẻ có những dấu vết đặc biệt như bầm tím, quần áo bẩn, rách. Khi đó, người lớn cần can thiệp ngay để tránh hậu quả lâu dài.
Bà mong muốn Tổng đài 111 sẽ có thêm những buổi tư vấn cho người dân về cách✤ cung cấp thông tin các vụ bạo hành. Các cơ quan có hình thức khenꦉ thưởng kịp thời những người đã báo cáo các vụ bạo lực, để mọi người không ngần ngại lên tiếng nữa.
Cục trưởng Đặng Hoa Nam kêu gọi người dân "hãy lên tiếng từ khi nghi ngờ hành vi bạo lực đầu tiên như tiếng kêu, tiếng khóc" và gọi ngay 113 hoặc 111. Các cuộc gọi cung cấp thông tin được giữ kín, người dân không sợ bị trả thù. Nghị định mới có hiệu lực từ đầu năm nay còn quy định người dân biết 🀅không báo tin còn có thể bị xử phạt.
Các chuyên gia đều đồng tình về lâu dài, hệ thống bảo vệ trẻ em cần vươn dài tới tận cấp thôn, xã, với những cán bộ 𝔍được đào tạo bài bản, có kỹ năng giao tiếp với trẻ, kết nối với các cơ quan để cùng vào cuộc khi có vụ việc xảy ra. Công tác bảo vệ trẻ em cũng nên đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu với vấn đề này.
Hồng Chiêu