Lúc đó, Nguyễn Thanh Vân (32 tuổi) vừa nghỉ việc trình dược viên ở Hà෴ Nội vì sức khỏe không đáp ứng được những chuyến đi xa triền miên. Chưa tốt nghiệp đã lấy chồng, lúc này cô gái quê Mù Cang Chải (Yên Bái) chẳng bằng cấp nên tìm việc mới là điều vô cùng gian nan.
Được một người bạn giới thiệu làm freelance, cô mừng như bắt được vàng nhưng công việc đòi hỏi phải b🌜iết giao tiếp bằng▨ tiếng Anh. Không tiền đến trung tâm, Vân lên mạng tự học.
Cũng thời điểm đó, chàng trai người Australia, Jonathan Poltak Samosir (31 tuổi) vốn là kỹ sư công nghệ đến Hà Nội theo lời mời của một người bạn. Jonathan đến dạy tiếng Anh tại một trung tâm ở Cầu Giấy. Vì yêu thích ngôn ngữ, anh🤡 quyết định học thêm tiếng Việt nên đăng tin trên mạnওg xã hội: "Tôi muốn học tiếng Việt. Các bạn có thể giúp tôi không?".
Đọc tin, Thanh Vân mừng húm, nghĩ được học tiếng Anh không mất tiền. "Tôi sẽ dạy tiếng Việt miễn phí cho bạn, còn ♏bạn dạy tôi học tiếng Anh miễn phí nhé", cô nhắn cho anh. Vài ngày sau, họ hẹn gặ♔p nhau ở một quán cà phê. Với nhiều người đó chỉ là cuộc gặp gỡ bình thường, còn với Vân là sự sắp xếp của số phận.
Ấn tượng đầu tiên của Vân về Jonathan là gương mặt thư sinh, mái tóc dài 🔜bồng bềnh và mùi nước hoa. "Đó là mùi của gỗ. Nó làm tôi nhớ những ngày nhỏ theo mẹ lên rừng lấy củi. Những cây bị chặt xuống luôn có mùi rất đặc biệt. Mùi hương trên người Jonathan như thể mùi của tất cả c⛄ác loại gỗ hòa lại", Thanh Vân kể.
Jonathan sững sờ vì vẻ ngoài của cô gái đứng trước mặt mình. "Tôi không ngờ ở ngoài cô ấy dễ thương thế. Mặc áo trắng, váy xòe màu đen 👍và giày thཧể thao như học sinh. Đôi mắt Vân đen láy, cái miệng lúc nào cũng như đang cười", Jonathan nhớ lại.
Anh chàng thao thao bất tuyệt bằng tiếng Anh mà không biết Thanh Vân chẳng hiểu gì, chỉ ngồ൩i cười.🐭 Sau đó, cô mạnh dạn mở Google dịch, để Jonathan biết sự thật. Cả hai phá lên cười, bắt đầu trò chuyện hai chiều, qua điện thoại. Họ giới thiệu với nhau về nơi mình sinh ra, lý do học ngôn ngữ mới. Vân dạy anh vài câu tiếng Việt đơn giản.
Lần gặp gỡ này là khởi đầu cho những buổi cà phê, xem phim của chàng trai xứ chuột túi và cô gái Việt. Mê anh chàng ngoại quốc kém một tuổi, nhưng Thanh Vân nghĩ mình không xứng đáng. Là mẹ đơn thân, có con trai 6 tuổi, cô luôn dựng lên một bức tường, giữ khoảng cách khi anh đứng sát mình. "꧂Tôi sợ yêu rồi, mình sẽ đau lắm khi anh ấy quay đi", Vân nói. Còn Jonathan cho biết, từ lần đầu gặp, anh đã "say đứ đừ".
ﷺTrong một chuyến đi Mộc Châu dịp đầu năm 2016, Jonathan thủ thỉ vào tai Thanh Vân "Anh yêu em!". Cô gái c🍸hỉ cười, không đáp, bước vội đi, để mặc chàng trai chạy theo.
Trong chu🅠yến từ thiện tại Mường Tè (Lai Châu) nửa tháng sau đó, Thanh Vân kể hết cho Jonathan về đời mình. "Em sinh ra đã không có bố, một mình mẹ nuôi ba chị em em ăn học. Vậy mà chưa học xong em đã lấy chồng. Sau đó, mẹ em vì b♈uồn chuyện em ly hôn mà tai biến, nằm liệt giường", Vân kể.
Jonathan đáp lại bằng một cái ôm, rồi lau nước mắt trên mặt người mình thương. Khi thấy Vân bình tâm, anh kể mình cũng sinh ra trong một gia đình không hoàn hảo, nên anh hiểu cô. "Em sinh ra trên đời này đã là một điều tuyệt vời rồi vì thế đừng cho 🧔phép bản thân mình tổn thương vì bất cứ ai và điều gì. Em xứng đáng có được hạnh phúc", anh đáp. "Tảng đá trong ngực" như được gỡ bỏ, Thanh Vân bỏ hết những mặc cảm nắm tay Jonathan. Họ chính thức thành đôi từ mùa xuân đó.
Anh hỏi cô: "🐷Em có việc gì mà chưa từng làm không?". Vân nói chưa từng đi máy bay, chưa từng ăn pizza hay mỳ Ý, cũng chưa ăn cây kem quá 10 nghìn đồng. Tối đó, trở lại Hà Nội, Jonathan đưa bạn gái đến một nhà hàng gần hồ Tây mua chiếc pizza, bằng nửa tháng tiền trọ của Vân. Những ngày sau, họ đi ăn mỳ Ý, ăn món kem cá Hàn Quốc.
"Cô ấy khác tất cả nhữ🅺ng cô gái tôi biết. Tuy thiếu thốn nhưng không bao giờ mè nheo, đòi hỏi quà cáp♓. Thay vì cùng nhau đi nhà hàng mỗi tối, rảnh rỗi cô ấy lại đi chợ mua đồ, nấu cho tôi những món ăn Việt", anh nói lý do thêm trân trọng bạn gái.
Hai người định đặt vé đ𝔍ể về thăm bố mẹ Jonatꦛhan ở Indonesia khi anh hết hạn visa, nhưng bệnh mẹ Thanh Vân trở nặng. Anh đành về nước một mình.
Đôi tình nhân xa nhau giữa những ngày cô gái mất mẹ. Jonathan lập tức trở lại Việt Nam. Qua 49 ngày của mẹ Vân, hai người đến đảo Koh Chang, Thái Lan, thực hiện lời hứa cho cô đi máy bay và ra nước ngoài. Trước đó, kế 💧hoạch của Jonathan là ở Việt Nam ba tháng rồi quay lại Đài Loan học tiếp tiếng Trung. Nhưng vì phải lòng Thanh Vân, anh quyết tâm học tiếng Việt để trụ lại. Điều Thanh Vân hạnh phúc là con trai cô và anh rất hợp nhau. Hiện tại, Jonathan có thể giao tiếp với cô 70% bằng tiếng Việt.
Người yêu chuyển vào Đà Nẵng, anh cũng nghỉ việc đi theo. Những hôm Vân tan làm trễ, hai người mua hai ổ bánh mỳ lên Sơn Trà, vừa gặm bánh vừa ngắm đèn thuyền đêm đánh cá. Trời mưa hay nắng, anh vẫn đều 🌸đặn đưa đón cô đi làm suốt bốn năm. Từ khi yêu, Jonathan vẫn dùng loại nướ🉐c hoa lần đầu họ gặp.
Giữa năm 2020,💮 đôi tình nhân hoàn tất thủ tục kết hôn, nhận được lời chúc phúc của tất cả người thân thiết. Chị Nguyễn Thị Huế (32 tuổi) bạn thân của Thanh Vân cho biết, lần đầu tiếp xúc với Jonathan, chị đã tin đây sẽ là người mang lại hạnh phúc cho bạn mình.
"Jonathan theo Vân về quê, làm mọi việc cô ấy làm, ăn mọi thứ người nhà cô ấy ăn, sống như những🅰 người vùng cao. Tôi thấy Jonathan luôn nỗ lực để hòa vào cuộc sống của Vân, để không còn kh൩oảng cách", chị Huế nói.
Mùa Covid-19 thứ ಌhai, đôi vợ chồng son chuyển v꧟ề phố biển Hội An sống. Nhờ có chồng đồng hành, Thúy Vân có động lực phấn đấu, trở thành bà chủ chi nhánh phân phối của một nhãn hiệu thời trang.
Xuân năm nay, vợ chồng Việt - Australia có nhiều dự định lớn: tổ chứ꧒c đám cưới sau nhiều lần trì hoãn vì dịch, đón con trai vào Hội An. Hai người cũng sẽ đến thăm bố mẹ chồng ở Australia và xây ngôi nhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚà nhỏ để ngày ngày nắm tay nhau ngắm hoàng hôn buông trên sông Thu Bồn.
Phạm Nga