Sữa đậu nành giúp chữa lẹo (kampery). |
Khi bị lẹo hoặc chắp mắt, cần kiêng những thứ có tính kích thích như rượu, thuốc lá, hành, tỏi, ớt, hẹ, kinh giới. Không ăn những thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn. Để giúp bệnh mau c🤪hóng hồi phục, nên hạn chế cả các món thủy sản và hải sản.
Lẹo mắt
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi (Maibomian gland) gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, 𝓰hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưn☂g mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Lẹo mọc ở phía trong mi thường là do viêm tuyến sụn mi, nhìn phía ngoài th✃ấy có một cục đỏ, đau, lật mi ra thấy có một khối mủ, bọꦉc trong một bao xơ.
Nếu lẹo mọc ở góc trong gần vùng lệ đạo, viêm tấy, có nhiều mủ ♐thì phải cảnh giác vì vùng này gần tĩnh mạch xoang hang có thể gây nhiễm khuẩn máu.
Theo Đông y, lẹo mắt chủ yếu do phong nhiệt bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, hoặc do ăn quá nhiều các thứ cay nóng, khiến cho hỏa độc uất kết ở tỳ vị mà gây nên bệnh. Một🐷 số món ăn bài thuốc có thể cải thiện bệnh này:
Kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa mỗi vị 20 g. Tất cả cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa trong 15 phút, chắt lấy nước đầu. Lại đổ nước vào🌟 nồi, sắc như lần trước lấy nước thứ hai. Trộn 2 nước với nhau, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Trường hợp bệnh phát nặng, đau nhức nhiều, kèm theo các chứng trạng toàn thân như phát sốt,𝔍 sợ rét, miệng khát thích uống nước, đại tiện táo... thì phải dùng bài thuốc sau: Kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh, gai bồ kết mỗi vị 15 g; phòng phong 12 g; bạch chỉ 10 g; xuyên khung 8 g, cam thảo 6 g. Sắc và uống giống như bài 2.
Chắp mắt
Chắp là chứng viêm mạn tính, do tuyến sụn mi bị nghẽn tắc gây nên. Bệnh hay tái phát, người lớn và trẻ em đều có 🌼thể bị mắc. Khi sờ nắn bên ngoài mi mắt thấy có một hoặc vài hạt nhỏ cỡ hạt gạo hoặc hạt đỗ, rắn, ranh giới rõ ràng và không di động theo da, đó là bị lên chắp.
Nếu chắp nằm trên sụn mi, lật mi💛 lên sẽ không nhìn thấy nhưng✱ sờ ngoài mi sẽ thấy một khối tròn rắn, không sưng, không đỏ, không đau, ấn vào cũng không đau hoặc chỉ có cảm giác hơi nằng nặng và không mưng mủ (trừ trường hợp chắp bị viêm nhiễm).
Nếu chắp nằm 𒆙dưới kết mạc, l✤ật mi sẽ thấy một khối nhỏ màu vàng hoặc màu xám, khối chắp cọ xát lên giác mạc khiến người bệnh có cảm giác như bị dị vật lọt vào mắt.
Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh chắp là do hệ tiêu hóa b🌸ị rối loạn, cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng; hoặc do thường ngày ăn quá nhiều các thứ cay nóng, khiến cho thấp nhiệt ngưng tụ lꦉại, làm nghẽn tắc mạch lạc mà gây nên bệnh. Có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:
Huyền sâm, thổ phục linh mỗi vị 15 g; hạ khô thảo 12 g; bán hạ chế 10 g; trần bì, 🥂cam thảo mỗi vị 6 g; bối mẫu 8 g. Tất cả cho vào nồi, đổ ngập nước, sau khi sôi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 20 phút, chắt lấy nước đầu. Lại đổ nước vào nồi, sắc như lần trước lấy nước thứ hai. Trộn 2 nước với nhau, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Hải đới (côn bố) 15 g, bán hạ chế 10 g, trần bì 6 g, bạch cương♑ tàm (sao vàng) 6 g. Sắc và uống giống như bài trên.
Lương y Huyên Thảo, Sức Khỏe & Đời Sống