Món bánh này có tên tiếng Nhật là Mizu shingen mochi. Theo một giả thuyết, nguồn gốc của bánh nước là từ các loại bánh mochi có đường mà lãnh chúa Takeda Shingen của vùng Kai và vùng Shinano trong thời chiến quốc Nhật Bản rất yêu thích. Lại có giả thuyết khác cho rằng⛦, loại bánh này xuất phá🍰t từ akabawa mochi - một loại bánh gạo truyền thống được dùng vào mỗi lễ hội Obon ở vùng Yamanashi.
Nguyên liệu để làm loại bánh là nguồn nước được lấy từ phía nam của dãy Alps (tên gọi chung của 3 dãy núi Hida, Kiso, Akaishi). Chubu, Nhật Bản. Bằng bí quyết đặc biệt nào đó, họ làm đông nước thành những giọt nước khổng lồ, trong suốt như những viên pha lê và💦 bảo quản dưới nhiệt độ thích hợp. Loại bánh này chỉ giữ được hình dạng của nó trong vòng 30 phút. Vì vậy bạn chỉ có thể thưởng thức món bánh nước ngay tại cửa hàng mà không thể mꦺang về.
Rất khó để so sánh bánh nước với bất kì điều gì khác. Hầu hết thực khách đều ngạc nhiên khi nếm thử nó. Khi một giọt nước khổng lồ tan trong miệng, mang theo vị ngọt má📖t tự nhiên của nước trôi nhanh xuống cổ họng, rất lạ mà không một món ăn nào có thể mang lại cảm giác đó cho bạn được.🌜 Bánh nước rất mỏng manh, nó dường như có thể vỡ tan chỉ với một cái chạm nhẹ.
Bánh nước được bán theo mùa. Chỉ mới xuất hꦐiện ở Nhật vào mùa hè năm 2ܫ013 nhưng nó đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Dù vậy, vì Công ty Kinseiken Seika đã mua bản quyền và chỉ bán duy nhất tại 2 cửa hàng của Kinseiken Seika ở tỉnh Yamanashi, trung tâm đảo Honshu (Cách Tokyo 2h đi tàu), nên không ít người phải lặn lội một quãng đường xa xôi để nếm thử.
Vào mỗi mùa hè, bên ngoài hai cửa hàng của Kinseiken Seika luôn luôn൲ có những hàng dài người xếp hàng đứng chờ để thưởng thức. Thông thường, bạn phải chờ ít nhất một tiếng đồng hồ mới đến lượt. Đặc biệt, vào cuối tuần, chỉ mới 11 giờ sáng, món bánh này đã bán hết. Tuy rằng không dễ dàng để được nếm mùi vị của bánh nước, nhưng hầu hết thực khách đều hài lòng với những gì món ăn này mang lại.
Yên Hạ