Mỗi món ăn ở đây đều gắn liền với địa danh, xuất xứ. Cùng điểm qua🦹 một vài món ngon nức tiếng Vũng Tàu.
Bánh khọt Vũng Tàu
Đây là món ăn đặc sản của Vũng Tàu, một trong 12 món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á. So với nhiều món ăn cầu kỳ khác, bánh khọt dân dã, mang hương vị rất riêng của miền biển Vũng Tàu được nhiều người ưa thích, từ người dân đến khách thập phương và cả du khách quốc tế. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo thơm của mỡ hành, cộng với vị ngọt của tôm thật sự làm hài lòng thự꧃c khách.
Ngu🐠yên liệu chính để làm món bánh này là bột gạo xay nhuyễn pha với nước dừa cùng nhiều thứ gia vị khác. Bánh được đổ trong khuôn nhỏ, đều tay để bánh giòn và ngọt. Chiếc bánh tròn nhỏ xinh màu trắng sữa, còn mặt kia thì vàng ruộm, ở giữa là nhân tôm tươi thơm ngào ngạt.
Bánh xèo Long Hải
Nếu đến với vùng biển Long Hải, bạn cũng sẽ có dịp thưởng thức món bánh xèo thơm ngon với bí quyết riêng đã cuốn hút bước chân của rất nhiều du khách. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo vẫn là tôm, thịt heo, hành tây, giá, mộc nhĩ, đậu xanh, trứng gà và bột gạo, nhưng bánh xèo tại thị trấn Long Hải, huyện Long Đi♎ền lại rất đặc biệt.
Nhờ nguồn thực phẩm tươi nguyên, mua từ người dân chài đánh bắt trong ngày mang về chưa qua ướp đá, làm lạnh, đồng thời kỹ thuật đổ bánh sao cho giòn, bánh có màu vàng tươi, thơm phức t🐟ạo nên điểm hấp dẫn nổi bật của bánh xèo Long Hải. Bên cạnh đó nước chấm được pha chế công phu, vị chua chua ngọt ngọt của dưa cải, vị đậm đà của nước mắm nꦬgon loại đặc biệt còn giúp người ăn có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Bánh hỏi An Nhất
Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của xã An Nhất, huyện Long Điền. Bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm của người dân địa phương và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai ta càng thấy ngọt, được cuốn với rau sống, thịt xào và chấm với nước mắm kèm ngó sen chua ngọt. Cuốn hết cuốn này thêm cuốn khác tới no mà vẫn thấy thèm. Bánh hỏi còn được ăn với thịt bò xiên b🐻ằng que nướng trên bếp than hồng, ngoài ra chấm mắm nêm cũng rất ngon.
Lẩu súng Phước Hải
Đặc sản lâu đời của vùng biển Phước Hải, huyện Đất Đỏ là một trong những món ăn thường ngày của người dân địa phương được nhiều người biết đến. Món ăn dân dã này được người dân làng chài Phước Hải nấu theo cách riên🃏g rất đặc trưng của vùng biển này, không giống như các món lẩu cá truyền thống khác. Lẩu được ăn kèm với bông súng, nên được người dân địa phương gọi là "Lẩu súng".
Cá dùng nấu cho món lẩu này đúng điệu và ngon nhất là đầu và lòng cá thiều xanh. Ngày nay cá thiều rất hiếm nên một số loại cá biển được dùng thay thế để nấu là cá dứa, cá bó🥃p, cá đối bui... Gia vị cho món lẩu này cũng khá phong phú gồm: me chua dầm vắt lấy nước, tương hột giã sơ, đường mật, nước mắm ngon, sả bào băm nhuyễn phi thơm, sả củ đập dập. rau tần dày lá, ngò gai, ngò om, húng quế, ớt xắt lát mỏng.....
Cái vị là lạ của nước lẩu với hương rất riêng của tương hột, quyện với ܫđộ chua của me, mùi thơm của sả, vị ngọt bùi của cá tươi, và giòn tan của cọ🦋ng bông súng làm cho món lẩu thêm đậm đà và độc đáo.
Cháo hàu Long Sơn
Đây cũng là món ăn đặc sản, mang đậm chất biển, được chế biến từ con hàu sữa được cậy ra từ những khe đá ở vùng biển xã đảo Long Sơn. Để có được🌠 tô cháo hàu ngon thì nghệ thuật chế biến cũng rất đặc biệt, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vi ngọt bùi, béo của hàu, quyện với mùi thꦦơm của gạo cộng với vị cay, thơm của tiêu, hành, gừng, nấm rơm... làm cho món cháo hàu trở nên hấp dẫn và rất đặc trưng. Tô cháo hàu nóng hổi, mùi thơm phưng phức, nuốt đến đâu vị ngọt thấm đến đó.
Trà Khaly