Gia đình chị Phạm Trà My có ba chị em gái. Kết hôn xong, các cô con gái vẫn sống cùng với mẹ, tại ngôi nhà bốn tầng (một trệt, một lửng và hai lầu) ở qu🐼ận Tân Bình, TP HCM.
Ngoài gia đình nhỏ của chị Trà My, sắp tới ngôi nhà đón thêm gia đình của cô em gái thứ hai chuẩn bị tốt nghiệp thạc sĩ thiết kế thời trang ở Milan, Italy về nước. Vợ chồng cô được gia đình dành cho một không gian riêng ở tầng hai, trước đây vốn là một phòng làm việc và một phòng ngủ, ngăn cách với phòng khách lớn bằng khu vực cầu thang. Covid-19 khiến việc học của cô gái bị ngắt quãng. Tuy nhiên, chính sự chậm trễ này lại là cơ hội để chị Tꦛrà My có đủ thời gian chuẩn bị món quà cưới đặc biệt cho em - một phòng tắm hiện đại và tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cặp vợ chồng trẻ. Bố mất sớm, là chị cả, chị My luôn đặt cho mình trách nhiệm cùng mẹ lo cho các em.
Các phòng tắ💦m trong ngôi nhà của chị My sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, không gian ẩm mốc, sàn trơn trượt, việc tắm giặt khó khăn, nhất là vào các buổi sáng mọi người vội vàng chuẩn bị đi học, đi làm. Đặc biệt phòng tắm ở tầng hai bé xíu, đi vào hơi bất tiện vì trần thấp và tối, mỗi lần mẹ vào đó, cả nhà hơi lo bà trượt chân. Dù từ lâu đã muốn cải tạo vì biết phòng tắm là không gian quan trọng, ảnh hưởng tới tâm lý của các thành viên gia đình nhưng chị My chưa có thời gian sửa chữa bởi công việc quá bận rộn, hai con còn nhỏ.
Tình cờ biết đến chương trình "Phòng tắm trong mơ" do VnExpress và INAX (thương hiệu chuyên thiết bị phòng tắm của công ty LIXIL Nhật Bản) phối hợp tổ chức, chị viết thư chia sẻ câu chuyện Phòng tắm của gia đình 10 thành viên.
Lá thư được ban 𒁏tổ chức lựa chọn khiến chị My "vô cùng hạnh phúc vì không phải ai cũng có thể 🎶tặng được em gái một món quà cưới bất ngờ như thế này. Cô bé đi du học về, có chồng và một nhà tắm đúng như trong mơ đợi ở nhà thì không còn gì bằng", chị My tâm sự.
Với sự tư vấn và thiết kế của kiến trúc sư Duy Bùi cùng những trang thiết bị v𝕴à nhân sự thi công do INAX tài trợ, sau một tuần thi công, phòng tắm ở tầng hai nhà chị My 🀅đã lột xác hoàn toàn.
P🤡hòng tắm này trước vốn là phòng vệ sinh dành cho khách, tận dụng không gian dưới chiếu nghỉ cầu thang, rộng chưa đến 2 mét vuông. Kiến trúc sư Duy Bùi đã lấy thêm một phần diện tích từ phòng làm việc, c൲huyển đổi cửa ra vào, để biến nó thành phòng tắm riêng trong phòng ngủ của đôi vợ chồng mới cưới.
Kiến trúc sư Duy Bùi cho biết, phòng tắm ngày trước gồm có bồn cầu, lavabo, sen tắm. Ba công năng bị dồn chung vào một diện tích chưa đầy 2 m2, khi tắm hay làm gì sẽ bị ướt hết. Sau khi cải tạo mở rộng, các công năng được phân tách rõ ràng. Ngoài đèn, kiến trúc💧 sư còn lắp thêm gạch kính để lấy sáng cho phòng tắm. Phòng tắm mới đủ rộng cũng giúp chị My có thể tặng thêm em gái một chiếc máy giặt. Khu vực đặt máy giặt được thiết kế nâng sàn lên so với sàn chung của phòng tắm.
Kiến trúc sư cho biết, nếu có điều kiện về không gian, không nên thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên, ở TP HCM nói chung và các đô thị Việt Nam nói riêng, nhà ống, diện tích nhỏ, nên phải tận dụng. Nhà vệ sinh ở gầm cầu thang thường chỉ phục vụ cho khách đi nhẹ, nhanh. Vì làm dưới chiếu nghỉ của cầu thang nên cao độ nhà vệ sinh rất thấp, vào phải cúi người. Vì thế, khi cải tạo thành phòng tắm cho một gia đình, anh nhất địnಞh phải mở thêm diện tích.
Anh Nguyễn Duy Hùng, em rể chị My cho biết đây là một món quà vô cùng ý nghĩa. Các thiết bị nội thấ🎶t phòng tắm rất hiện đại và thực sự là một phòng tắm trong mơ của vợ chồng anh. "Tôi chưa bao giờ nghĩ phòng tắm của mình có thể đẹp như thế. Tôi muốn dành sự bất ngờ này cho vợ tôi, khi cô ấy về đây, chúng tôi cùng sinh sống trong căn nhà này, sử dụng phòng tắm này, được thoải mái nhất".
Anh cũng cho rằng chương trình "Phòng tắm trong mơ" có nhiều ý nghĩa,💫 bởi thực tế hiện nay, không phải gia đình nào cũng coi trọng và có ý tưởng tốt cho phòng tắm của mình, ജdù đây là một không gian rất quan trọng với sức khỏe mọi người.
Hoàng Anh