Tên sách: Xa xăm gõ cửa
Tác giả: Nguyễn Bình Phương
Nhã Nam và NXB Văn học phát hành
Nguyễn Bình Phương (1965) là một trong những gương mặt văn xuôi đương đại nổi bật với các tiểu thuyết như Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Mình và họ. Anh cũng sở hữu những tập thơ như Lam chướng, Xa thân, Từ chết sang trời biếc, Buổi câu hờ hững. Xa xăm gõ cửa là một tuyển tập in gộp các tập t🍌hơ đã xuất bản cùng một số bài thơ rải rác khác.
Đọc những tác phẩm ở phần đầu Xa xăm gõ cửa, có cảm giác Nguyễn Bình Phương mang tới một bầu không khí bảng lảng. Trong bầu không khí ấy có sắc màu lam chướng, vẻ mịt mù của sông nước, lạnh lẽo của một ngôi sao chết trắng, những giông bão u uẩn, lối mòn mất hút giữa vườn khuya... Anh phác lên một khung cảnh ngày đông: "Những quả đồi lơ mơ tối/ Lơ mơ vạt cỏ gianh/ Ngôi nhà rét/ Chiếc cần giếng cong queo/ Và gió..." (Ngày đông).
Phần giữa sách, nhất là những bài thơ trong Buổi câu hờ hững, Nguyễn Bình Phương chuyển từ không khí bảng lảng sang đời sống đô thị hiện đại. Trong thơ anh lúc này có những phố, những biển hiệu, hàng cây, đời sống công chức... Viết về đô thị, Nguyễn Bình Phương không giấu những bất an, cảm giác buồn: "Buồn cất tiếng màu bạch kim/ Trong những đêm thành phố mất điện/ Phố Hàng Buồm thiếu biển để ra khơi" (Buồn).
Càng về cuối sách, thơ của Nguyễn Bình Phương lại nghiêng về phía tự sự: "Phía sau hiển nhiên là tôi/ lẩn thẩn ngồi canh giữ vết thương/ ấm trà đã thiu thỉu nguội/ máu trong người lờ lững buông xuôi". Nhiều bài thơ là những suy tư cho cảnh đời, phận người: "Đến từ phía lắc lơ/ Họ gánh đỏ gánh xanh gánh cả vạn hạt mưa/ Lay phay đang dạt bay qua phố/ Họ gánh âu lo nhòe hơi nước/ Bám u ơ trên rực chói đụn vàng" (Hàng mã rong).
Nguyễn Bình Phương chỉ viết về những điều bình thường, giản dị, nhưng dường như trong thơ anh, mọi sự vật đều mang một tâm hồn khác, tồn tại trong một hệ quy chiếu khác. Giấc mơ trong thơ Nguyễn Bình Phương lại có cuống, tựa hồ như cuống một cành hoa: "Ông thầy lang áo vá/ Đến thăm người mắc bệnh ngắt hoa/ Giấc mơ còn cuống". Những lam, lục, trắng đen, đỏ... không chỉ là màu sắc, mà còn là sự biểu hiện trạng thái trong thơ anh: "Lục khổ tâm/ Sáng kiêu kỳ/ Chàm quyền uy/ Nâu hoang dại/ Trong mưa trắng và đen ngự trị/ Đỏ lang thang vàng mơ mộng" (Màu). Ngay cả tình yêu, nhớ nhung trong thơ Nguyễn Bình Phương, cũng là những lãng mạn, nhẹ nhàng đẹp nao lòng: "Anh đang mơ chúng mình cầm tay/ Vòng quanh những quả đồi/ - Em gọi cây nhưng cây không đến nổi/ Nắng nhiều như anh hôn em" (Tình yêu khuất mặt).
Tác giả của Xa xăm gõ cửa là người mạnh về việc sử dụng tính từ. Chỉ một từ "xanh" mà trong đoạn thơ của Nguyễn Bình Phương đã gợi nhiều cấp độ màu sắc, âm thanh, chiều sâu và cả tâm trạng: "Thiếu phụ quay đi xanh mơ màng/ Bỏ lại hồ thẳm xanh/ Tiếng xanh" (Tiếng lạ). Anh tận dụng những biểu cảm của tính từ, bằng cách nhấn mạnh, đảo tính từ lên đầu câu: "Lành lạnh ✃câu thơ rơi"; hoặc có những kế☂t hợp lạ: "rờn xám hồi chuông đen mượt"...
Xa xăm gõ cửa được phát hành khi Nguyễn Bình Phương ở tuổi 50, sức sáng tạo vẫn đang dồi dào. Bởi thế tuyển thơ chưa phải những gì tinh túy nhất, nhưng nó cho phép độcꦛ giả hình dung bao quát một chặng đường thơ Nguyễn Bì📖nh Phương.
Lam Thu