Chế biến tôm ở Kim Anh. |
Ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch Ủy ban tôm VN đã khẳng định thông tin này với VnExpress chiều qua. Theo 𒈔ông, Kim Anh là một doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn với nhiều chủng loại đa dạng, vì vậy khối lượng công việc chuẩn bị để khai báo với đoàn DOC rất đồ sộ. “Có lẽ vì lý do này mà họ đã không thể tiếp đón đoàn để tìm hiểu tình hình. Điều đó cũng có nghĩa Kim Anh sẽ không tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của vụ kiện. Rất tiếc cho họ, bởi họ đã bỏ qua cơ hội chứng minh lẽ phải cho mình. Nếu không có tài liệu của bên bị, DOC sẽ chỉ căn cứ theo khiếu kiện của bên nguyên và như vậy sẽ rất bất lợi”, ông Kịch nhận định. Như vậy, lựa chọn duy nhất cho Kim Anh lúc này là chấp nhận thuế suất chống bán phá giá cao hoặc phả🐻i từ bỏ thị trường Mỹ.
Vào lúc này, một số🐻 doanh nghiệp tôm của Brazil và Trung Quốc cũng đã tuyên bố ꦍtừ bỏ thị trường Mỹ và không tham gia vào các cuộc điều tra của DOC bởi lý do chi phí trang trải cho vụ kiện, đặc biệt là việc chuẩn bị tài liệu để khai báo quá lớn. Tuy nhiên, ông Kịch phủ nhận việc Kim Anh bỏ cuộc là do chi phí tốn kém. Ông cho biết, 3 doanh nghiệp nhỏ hơn là Minh Hải, Minh Phú và Camimex đều đã thoả mãn các yêu cầu của DOC. Và vì vậy, thời gian khảo sát ở mỗi đơn vị đã được rút ngắn lại.
Nhưng theo ông Trương Đình Hòe, Phó tổng thư ký VASEP, một trong những nguyên nhân chính khiến Kim Anh từ chối đoàn điều tra là chi phí quá cao. Ông cho biết, các công ty bị thẩm tra ở VN không có kinh nghiệm nên họ phải trông cậy nhiều vào luật sư tư vấn của Mỹ, với chi phí cho mỗi luật sư là trên 500 USD/giờ làm việc. Tính trung bình một luật sư làm việc trong đợt thẩm tra vừa qua là 20.000 USD. Tổng cộng có 4 luật sư thì số tiền phải chi của một do♓anh nghiệp lên đến 80.000 USD. Trong khi đó, có thể Kim Anh cảm thấy thị trường xuất khẩu tôm của công ty vào Mỹ không còn nhiều tiềm năng.
Hiện công ty Kim Anh vẫn chưa nó🐭i rõ lý do tại sao rút khỏi vụ kiện mà chỉ tiết lộ sẽ có m💯ột cuộc họp với VASEP vào tháng tới.
Song Linh - Thùy Vinh