Sáng sớm, ông Nguyễn Nhỏ 80 tuổi, trú tại đội 7, xóm Đông Phú (Hậu Thành, Yên Thành) phải dậy sớm lục đục bếp núc thổi nồi cơm, kéo thau nước để lát hai đứa con dậy có cái ăn uống. 🦹Xong đâu đó, ông đội cái nón tơi tả, đi đôi dép tổ ong vá ngang vá dọc đến chăn trâu thuê cho một nhà trong xóm. Dáng ông gầy nhom, thất thểu đi khuất khỏi căn nhà trống huơ trống hoác.
Người dꦑân trong xã đều xót xa cho hoàn cảnh của ông. Đáng lý ở tuổi này phải được nghỉ ngơi, song ngày nào ông cũng phải phơi sương phơi nắng kiếm vài chục nghìn đồng nuôi. Hai con gái ông - người con lớn tên Nguyễn Thị Thanh (40 tuổi) bị thần kinh, người con sau tên Nguyễn Thị Hồng (32 tuổi) bị câm điếc, ngớ ngẩn - không thể lao động, không thể tự lo vệ sinh cá nhân.
♉Giọng thều thào, ông nói: "Tui già rồi nhưng vẫn phải lo lắng, chăm lo cho hai đứa. Chỉ sợ tôi tuổi cao sức yếu, nhỡ đi rồi thì tội hai đứa nó".
Thời trẻ ông Nhỏ là thanh niên xung phongౠ, từng kinh qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Sau chiến tranh, ông về quê lập gia đình và sinh được hai cô con gái. Lúc mới sinh cả hai đều bụ bẫm, hiếu động. Đến 3 tuổi các con ông có triệu chứng bệnh. Thanh càng lớn càng chậm chạp, chân tay teo t🐈óp, đi lại khó khăn. Còn Hồng lên 4 tuổi vẫn ú ớ không nói ra tiếng. Cho hai con đi bệnh viện, vợ chồng ông đau đớn nhận kết quả: Thanh bị thần kinh, Hồng bị điếc và ngớ ngẩn.
"Vợ chồng tôi không muốn sinh nữa, chuyên tâm chꦬăm sóc hai đứa. Hoàn cảnh khó khăn nên cũng không chạy chữa cho chúng tới nơi tới chốn được", khuôn mặt nhăn nheo không giꦦấu nổi ánh mắt buồn bã. Vợ ông vì chuyện hai con nên sinh bệnh, kꦯhông lâu sau thì qua đời. Ông Thọ phải sống cảnh "gà trống nuôi con", ngày ngày làm thuê để lo 🧸miếng cơm, manh áo, thang thuốc cho hai con.
Bao nhiêu năm qua꧙, người con lớn bị ngớ ngẩn kh🐻ông biết làm việc gì, cũng không thể tự ăn uống, đến bữa ông còn phải đút. Nhiều khi Thanh đi lang thang ngoài đường làm ông cụ đi tìm náo loạn cả xóm. Còn cô em lúc tỉnh táo cũng ⛄giúp ông được đôi việc vặt trong nhà như nấu cơm, giặt quần áo nhưng có khi lại dở dở không biết làm gì. “Khổ nhất là lúc các con đến tháng của phụ nữ, vệ sinh không tự chủ🎃 ꧃được, những lúc đó chỉ có tôi lo chứ còn ai vào đây nữa”, ông Nhỏ than dài.
Sau bao năm vất vả, giờ sức khỏe của ông yếu đi nhiều, hễ trái gió trở trời là khắp người đ𝐆au nhức phải nằm liệt một chỗ. Những hôm nắng to, ngực ông tức nghẹn khó thở, không đi làm được.
Nhiều năm tham gia dân công hỏa tuyến, ông Nhỏ có giấy tờ đầy đủ và huân chương trao tặng. Nhưn൲g một trận lụt nhiều năm tr🥃ước đã cuốn mọi giấy tờ nên giờ ông không được hưởng chế độ gì. Thứ duy nhất còn sót lại là chiếc xe đạp thồ được ông gác trên xà ngang nhà làm kỷ niệm về một thời gian khổ nhưng bất khuất.
Ông Trần Duy Ấn, trưởng xóm Đông Phú, cho biết: “Hoàn cảnh nhà ông Nhỏ rất khó khăn, là hộ nghèo ở địa phương đã nhiều năm nay. Năm nay tuổi ông ấy cao, sức yếu lắm rồi mà ngày nà🐲o cũng phải đi làm để nuôi hai con”.
Văn Đức