"Lúc đó đã là 28 Tết. Mọi người, mọi nhà đang chuẩn bị đón Tết trong ấm cún🤪g, an vui. Tôi biết khi công bố hai ca bệnh đầu tiên này người dân sẽ rất lo lắng, nghĩ vậy nên lòng tôi chùng xuống", Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói về quyết định khó khăn lúc công bố cha con quốc tịch Trung Quốc nhiễm nCoV🅰 điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tối 23/1/2020.
Người cha 66 tuổi từ Vũ Hán - nơi khởi phát dịch viêm phổi cấp tính - đến Nha Trang thăm con. Tiếp xúc họ, nữ nhân viên khách sạn trở thành người Việt đầu tiên mắc Covid-19. Cùng thời điểm, nữ công nhân về từ Vũ Hán đã lây bệnh cho nhiều người khiến 10.000 dân xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên🍌 (Vĩnh Phúc) "nội bất xuất, ngoại bất nhập" suốt ▨21 ngày.
Khi đó, Trung Quốc đã xuất hiện hơn 640 người nhiễm bệnh, 17 người chết, 3 thành phố trong đó có Vũ Hán với 11 triệu dân bị phong tỏa. Đánh giá tình hình nghiêm trọng, ngày đầu tháng 2 Thủ tướng công bố dịch tại Việt Nam, quyết định siết chặt đường biên, dừng toàn bộ chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhờ sự quyết liệt này, bước đầu Việtꦿ Nam khốn꧅g chế ca nhiễm ở số 16.
Sau 22 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới, khuya 6/3 Hà Nội triệu tập cuộc họp khẩn khi cô gái 26 tuổi từ Italy về được công bố "bệnh nhân 17" - ca đầu tiên ở thành phố. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy cô này khi về nước không khai báo y tế, tiếp xúc nhiều người. Hơn 500 m phố Trúc Bạch bị phong tỏa. 66 hộ dân, 189 người phải cách ly 14 ngày. Người dân thủ đô trải qua một đêm không ngủ. Những ngày sau, cả Hà Nội trong tình trạng cảnh giác cao độ khi xuất hiện ổ dịch Bệnh việ🍃n Bạch Mai khiến 4.000 cán bộ, nhân viên y tế phải cách ly.
Tại TP HCM, gần một tháng sau khi hai cha con người Trung Quốc khỏi bệnh, phi công người Anh, 44 tuổi, được phát hiện nhiễm nCoV ngày 18/3 và trở thành "bệnh nhân 91". Những ngày sau thêm 18 người dương tính liên quan buổi tiệc tại Buddha Bar & Grill - nơi nam phi công từng đến. Quán b♎ar này trở thành ổ dịch lớn nhất Sài Gòn.
Trước việc các ổ dịch liên tiếp bùng lên, 23 tỉnh, thành ghi nhận 137 bệnh nhân, ngày 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 16 yêu cầu cả nước cách ly xã hội 15 ngày, từ 0h ngày 1/4. Đây là biện pháp mạnh nhất được thực hiện để chống dịch, trong khi ở nhiều nước châu Âu việc đi lại chưa được thắt chặt, người dân xem nhẹ đeo khẩu trang. "Tinh thần là tỉnh nào🐓 ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ꦗở nhà đó", Thủ tướng yêu cầu.
Khi thực hiện cách ly xã hội, Việt Nam chấp nhận "hy sinh kinh tế để bảo vệ sức khoẻ người dân". Nhiều chuyến bay thương mại đã phải ngưng; nhà máy, xí nghiệp đóng cửa; hàng loạt dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động; 22 triệu học sinh nghỉ học; xe buýt, taxi, xe k🐎hác🔯h liên tỉnh phải ngừng chạy...
Sau 2🅘1 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, hôm 7/5 Thủ tướng cho các dịch vụ không thiết yếu mở cửa trở lại trong điều kiện "bình thường mới" để thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch hiệu quả vừa khôi phục kinh tế". Việt Nam đã ꦇthành công trong đối phó làn sóng Covid-19 thứ nhất.
Từ cuối tháng 5, dịch cơ bản được kiểm soát, các điểm dịch lần lượt gỡ phong tỏa. Nhiều doanh nghiệp đón𒉰g góp vật tư, thiết bị và cả kinh phí cho chống dịch. Những mô hình "ATM gạo", "ATM khẩu trang", "siêu thị 0 đồng", "siêu thị khẩu trang"... giúp đỡ nhiều người nghèo. Nhiều chủ nhà đã miễn giảm, không thu tiền thuê trọ c🙈ho công nhân, sinh viên, người nghèo...
Việt Nam thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế bởi ứng phó hiệu quả với Covid-19, đặc biệt là sau khi Bệnh viện Chợ Rẫy cứu "bệnh nhân 91" - ca bệnh có những lúc nguy kịch tưởng không giữ được mạng sống. Tờ New York Times cho rằng bệnh nhân phi công người Anh là biểu tượng cho nỗ lực toàn diện của Việt Nam với đại dịch. Đài CNN ca ngợi: "Đất nước 97 triệu dân không ghi nhận ca tử vong nào do Covid-19 và chỉ 328 ca nhiễm,𒁃 dù có đường biên giới dài giáp Trung Quốc và mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch từ nước này".
Trước những lời khen đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, cho rằng dịch vẫn phức tạp trên thế giới, nguy cơ bùng phát trở lại rất cao. Việt Nam xác định khi thế giới chưa có vaccine và thuốᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚꦉc đặc trị thì "cuộc chiến chống dịch còn rất dài". Do đó, cả nước luôn sẵn sàng ở mọi tình huống bởi ca bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong cộng đồng.
Thực tế ngày 25/7, người đàn ông 57 tuổi nhiễm bệnh ở Đà Nẵng đã kết thúc chuỗi 99 ngày không ghi nhận ca cộng đồng. Ca bệnh không rõ nguồn lây khiến việc truy vết, dập dịch gặp nhiều khó khăn. Ba ngày sau, trường hợp tử vong đầu tiên trong nước được công𒆙 bố và tăng liên tiếp những ngày sau.
Đà Nẵng với hơn 1,1 triệu dân phải cách ly xã hội từ ngày 28/7. Người dân ở đây phải dùng "chế độ tem phiếu" đi chợ. Số bệnh nhân tăng liên tục, có ngày lên đến 45 ca khiến Chủ tịch TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã nghĩ tới "kịch bản phong tỏa như Vũ Hán". Nhiều ca nhiễm ở Qu♊ảng Nam, TP HCM, Hà Nội, Đăk Lăk... có yếu tố dịch tễ liên quan Đà Nẵng. Cả nư🌊ớc bước vào giai đoạn hai chống dịch.
Hơn 200 người gồm chuyên gia, bác sĩ từ các bệnh viện trung ương và một số tỉnh đã đến "chiến trường" miền Trung. Một trong những quyế𒅌t định mấu chốt chống dịch ở Đà Nẵng là chiến lược xét nghiệm. Thành phố tiến hành xét nghiệm hộ gia đình; tăng khả năng phân tích từ 700 mẫu lên 13.000 mẫu mỗi ngày; quét 20.000 người liên quan các bệnh viện trong một tuần, phát hiện thêm 23 người nhiễm; truy vết toàn bộ khu vực chợ, các cộng đồng dân cư có nguy cơ... Tổng số xét nghiệm hơn 330.000 mẫu, chiếm 1/3 dân số. Người từ Đà Nẵng tới các địa phương phải khai báo y tế, xét nghiệm...
Tờ Telegraph đánh giá: "Nhờ biện pháp cách ly quyết liệt tại Đà Nẵng và một số tỉnh thành, vào cuối tháng 8, t💫ốc độ lây lan dịch bệnh đã chậm đi đáng kể. Việt Nam tiến tới kiểm soát được làn sóng thứ hai".
Sau gần hai tháng "sống chậm", sinh hoạt người dân Đà Nẵng trở lại bình thường kể từ 11/9 - ngày thành phố hết cách ly. Từ đó, Covid-19 đã được kiểm soát, các ca bệnh chủ yếu đến từ nhập cảnh. Một số trường hợp như "bệnh nhân 1342", "bệnh nhân 1440"🀅 gây nhiều lo ngại về "làn🐼 sóng thứ ba". Tuy nhiên cơ quan chức năng nhanh chóng khoanh vùng, kịp thời dập dịch.
Sau một năm, cả nước ghi nhận 1.544 ca nhiễm, 1.406 trường hợp đã khỏi, 100 người đang điều trị và 35 người tử vong. Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên người. Về phát triển kinh tế, Việt Nam nằm trong số ít nước có GDP tăng trưởng dương. T🐷rong khi nhiều quốc gia đang vật lộn với đại dịch, người nhiễm và tử vong tăng mỗi ngày, đã vượt hai triệu.
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế𓂃 giới (WHO) ở Việt Nam cho rằng hệ thống chống dịch được kích hoạt sớm và kịp thời đã giúp Việt Nam có một năm phòng chống Covid-19 thành công. Việt Nam đã đầu tư nhiều cho hệ thống này từ lúc chưa có dịch, hay còn gọi là "thời bình".
Nhìn lại kết qua một năm chống dịch, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói Việt Nam đã thành công nhờ những quyết sách chống dịch của Chính phủ được người dân hưởng ứng. Ngay từ đầu Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã đưa ra chiến lược "ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị". Đây là "chiến lược khôn ngoan", phù hợp thực tế. Ngoài ra "thông điệp 5K: khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế" đã được người dân tuân thủ, hạn ౠchế dịch lây lan.
"Chúng ta quyết tâm giữ thành quả chống dịch để nhân dân đón Tết an toàn, ấm cúng, vui tươi", ꦰông Sơn hy vọng giống như điều Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 gần đây.
Hữu Công