Đỉnh Cao Xiêm còn gọi là đỉnh Khau Khoang hoặc Cột Cờ, là điểm du lịch thuộc địa bàn huyện vùng biên Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Với độ cao 1.🔯429 m so với mực nước biển, Cao Xiêm còn được mệnh danh là "nóc nhà" của tỉnh Quảng Ninh.
Bình Liêu mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, cũng là mùa leo núi, săn mây. Du khách nên trang bị q🦹uần áo ấm, kín gió để tránh bị nhiễm lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến đầu tháng 10, thời tiết nắng nóng tuy trời quang mây tạnh nhưng người leo núi dễ mất sức và mất nước hơn, cần chú ý mang nhiều nước uống.
Cung đường từ chân núi lên đỉnh Cao Xiêm dài khoảng hơn 7 km nên có thể kết hợp vừa leo núi vừa cắm trại dã ngoại trong ♋ngày. Đường đi chủ yếu là lối mòn men theo sườn núi với nhiều núi đá mấp mô và băng qua những đồi cỏ bao la. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu có 4 cung đường để khám phá đỉnh này: hướng bản Cao Thắng (xã Lục Hồn), hướng bản Lục Ngù (xã Húc Động); hướng bản Ngàn Mèo (xã Lục Hồn) và hướng bản Co Nhan (xã Tình Húc). Tuy nhiên, hai cung đường Lục Ngù và Co Nhan rất ít người đi, chủ yếu là⛦ người dân địa phương chăn thả gia súc ở trên đỉnh núi này qua lại. Còn hướng bản Cao Thắng và Ngàn Mèo thuận lợi và được nhiều khách chọn hơn.
Để bắt đầu hành trình chinh phục 🍌Cao Xiêm, du khách nên đến Bình Liêu nghỉ một tối trước khi leo. Sáng sớm thuê xe máy hoặc ôtô từ trung tâm thị trấn qua con đường ngoằn ngoèo nhiều đèo dốc để đến bản Ngàn Mèo, gửi xe ở nhà dân trong bản rồi xuất phát. Vì đường leo Cao Xiêm chưa phổ biến và đi qua nhiều địa hình rừng núi, du khách không nên tự ý đi hay leo một mình mà phải có người dẫn là dân bản địa. Thời gian leo núi dừng nghỉ và trở xuống sẽ qua trưa nên du khách cần mang theo đồ ăn, nước uống.
Từ chân núi, thường du khách sẽ mất khoảng 2 tiếng để lên tới đỉnh Cao Xiêm, nếu muốn dừng nghỉ lâu hơn hoặc ăn uống giữa đường có thể kéo dài thêm 1 đến 1,5 tiếng. Con đường mòn lên núi từ Ngàn Mèo dẫn qua những cánh rừng hồi, rừng thông xanh mướt. Đặc biệt, vào dịp cuối năm, đoạn đầu tiên này du khách còn bắt gặp rất nhiều cây sau sau cổ thụ trổ lá đỏ rực rỡ, hoa sở bung hoa trắng xóa và hồi đang kết trái tỏa hương 👍thơm đặc trưng.
Băng qua đoạn đường rừng rậm rạp du khách tiếp cận khu vực đồi cỏ mọc nhiều cây mâm xôi, sim tím và liên tiếp các ꦯsườn núi nhấp nhô đá tảng với hình thù độc đáo. Tuy không còn nhiều cây cối, bù lại chặng này quang cảnh thoáng đãng hơn nên có thể phóng tầm mắt ngắm các dãy núi trập trùng và hùng vỹ bao quanh. Càng lên cao không gian càng rộng mở hơn và nếu gặp ngày trong xanh, du khách còn nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn bên dưới.
Đường leo Cao Xiêm không quá xa tuy nhiên không có nhiều nguồn nước tự nhiên và lán nghỉ, khách cần chú ý uống nước giữ sức. Chặng cuối chỉ toàn dốc cao dựng đứng và đá lởm chởওm nên ai cũng phải nghiêng người về phía trước, bám đất đá bước từng bước cẩn trọng để tránh trượt chân. Vượt qua chặng này là tới đỉnh nơi dân phượt xây bục gắn chóp inox, đánh dấu độ cao 1.429 m từ năm 2017. Sau 2 tiếng di chuyển, chạm chân tới đây du khách sẽ thấy mọi mệt nhọc tan biến, thay vào đó là cảm giác sảng khoái giữa không gian yên bình. Trên đỉnh núi vào mùa h💎è nền nhiệt khoảng 15 - 19 độ C, mùa đông xuống còn dưới 10 độ C.
Những ngày trời quang từ đỉnh Cao Xiêm có thể nhìn bao quát toàn cảnh huyện Bình Liêu và khu vực núi c෴ao thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Sau khi ngắm cảnh và chụp ảnh check-in, 💦du khách leo xuống trở về điểm xuất phát. Đoạn đường về đi xuống dốc mất ít sức hơn nhưng dễ chùng chân với người không quen vận động liên tục. Tuy nhiên, đây cũng là lúc du khách được chiêm ngưỡng kỹ hơn phong cảnh bên đường, check in ở các mỏm đá "sống ảo", hoặc gặp gỡ người dân chăn thả gia súc, thu hoạch hồi, sở...
Hương Chi