Từ căn hộ trên tầng hai của một khu tập thể nằm tại thành phố Kawasaki, phía nam thủ đô Tokyo, Nhật Bản, mùi hôi thối bốc lên. Đồ đạc trong phòng, tấm đệm trải trên nền nhà, báo, tạp chí về đua ngựa nhung nhúc giòi và ruồi. Người ta vừa phát hiện một xác chết ở đây. Nếu người đàn ông này qua đời vào mùa hè và bị để hàng tháng như vậy dưới cái nóng thiêu đốt, tình trạng còn có thể tồi tệ hơn gấp nhiều lần, theo Washington Post.
"Tôi nghĩ đã hoàn thành 4 phần 1𓂃0 rồi", theo ông Akira Fujita, đội trưởng đội xử lý đến từ Next, ꦉcông ty chuyên phụ trách việc dọn dẹp các "xác chết cô độc". Cụm từ này dùng để chỉ những người phải từ giã cõi đời một mình trong các căn hộ mà không ai hay biết suốt quãng thời gian dài ở Nhật Bản.
Quốc gia nào cũng có những trường hợp người chết trong cô đơn, không ai biết đến, nhưng thực trạng trên d☂ường như diễn ra phổ biến hơn cả tại Nhật Bản, nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế gi🔯ới. Hiện tại, hơn 1/4 dân số Nhật Bản trên 65 tuổi và tỷ lệ được dự đoán tăng lên 40% vào năm 2050.
Số liệu về những "cái chết cô độc" ở Nhật k🦩hông thực sự rõ ràng bởi chính quyền trung ương không thu thập thông tin chi tiết. Tuy nhiên, số liệu tại các địa phương cho thấy xu hướng gia tăng đáng kể trong 10 năm qua. Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo ước tính mỗi năm có khoảng 30.000 người qua đời trong tình trạng "cô độc" ở Nhật Bản.
Đi kèm với đó, ngành công nghiệp dọn dẹp "xác chết cô độc" cũng phát triển theo. Hàng loạt công ty cun🧔g cấp dịch vụ này ra đời. Những công ty bảo hiểm bắt đầu mở gói bảo hiểm giúp bảo vệ các chủ bất động sản không may có người đến thuê nhà chết trong căn hộ hay đất của họ. Chúng bao gồm chi phí dọn dẹp căn hộ và bù đắp khoản tiền cho thuê bị thiệt hại. Thậm chí, một số công ty còn trả tiền làm lễ thanh tẩy căn hộ khi công việc dọn dẹp xác chết hoàn tất.
Người chủ căn hộ ở Kawasaki không mua gói bảo hiểm trên nên phải ꧅trả công🌳 ty Next 2.250 USD nhằm làm sạch căn phòng và cho thuê trở lại.
Cuộc sống cô độc
Người thuê, một người đàn ông 54 tuổi tên Hiroaki, đã vài tháng nay không trả tiền nhà. Vì thế, đại diện c⭕ông ty quản lý bất động sản tìm đến căn hộ xem chuyện gì xảy ra.
Mở cửa căn hộ, người này phát hiện ông Hiroaki nằm chết trên tấm đệm. Xác chết đã ở đây được khoảng 4 tháng, cơ thể khô quắt lại. Dù giòi và ruồi bám đầy các ngóc ngách trong căn phòng, mùi hôi 𝔉thối vẫn không đủ để khiến những người hàng xóm hay cửa hàng tiện lợi ở ngay phía dưới chú ý tới.
Sau khi xác chết được đưa đi, công ty quản lý bất động sản đã gọi cho Next. Đội xử lý gồm 4 người do ông Fuj𝔍ita dẫn đầu lậ💜p tức có mặt với một chiếc xe tải và mặc đầy đủ đồ bảo hộ, từ chân đến đầu.
Thứ đầu tiên họ di chuyển là tấm đệm nơi ông Hiroaki nằm chết. Họ bỏ nó vào một túi nhựa, hút chân không rồi đưa lên xe tải. Đội xử lý xác chết làm việc một cách bình thản, không nh🐈ăn mũi hay bình luận bất cứ điều gì, chỉ tập trung vào công việc.
Căn hộ rộng hơn 18 m2 cho thấy dấu hiệu của một cuộc sống cô đơn: Mỳ ă🅠n liền🃏, nước uống có gas, cà phê, đầu mẩu thuốc lá trong gạt tàn đã lâu chưa đổ, vài cây nến, báo cũ, quần áo chất thành chồng lớn.
Hết túi rác này tới túi rác khác chất kín căn phòng. Hó🏅a đơn cùng những giấy tờ khác dính chặt xuống sàn nhà bởi dịch cơ thể đã khô lại. Đội xử lý phải dùng đến xẻng sắt để cậy chúng lên.
Nhà vệ sinh trong căn hộ, từ tường, bồn rửa mặt đến toilet đều phủ kín rêu mốc đen 🌳kịt. Những vết bẩn không rõ là gì bám đầy các cánh cửa, bồn rửa bát, buộc 🗹đội xử lý phải dùng dung dịch tẩy rửa công nghiệp để làm sạch tận gốc. Sau khi dời tất cả đồ đạc của người đã khuất, cả đội sau đó tiếp tục lột bỏ giấy dán tường và xác định xem nên tháo dỡ bao nhiêu tấm gỗ lát sàn.
Giấy tờ ch♏o thấy ông Hiroaki 54 tuổi và đã ly dị. Ông từng làm kỹ sư hệ thống cho nhiều công ty lớn như Nissan hay Fujitsu trong 20 năm. Tuy nhiên, ông chỉ là nhân viên hợp đồng nên không có bất kỳ phúc lợi nào. Người ta tìm thấy vài album ảnh nhưng không cái nào lưu giữ hình của ông Hiroak💯i. Đội dọn dẹp không rõ bằng cách nào và vì sao ông Hiroaki lại qua đời khi mới chỉ ngoài 50 như vậy. Song, họ thu được thuốc kê đơn trong căn hộ.
Báo chí địa phương Nhật Bản những năm gầℱn đây liên tục đưa tin về hàng loạt cái chết kiểu này. Họ thường là đàn ông, cao tuổi, được phát hiện sau khi đã qua đời nhiều tháng. Nhưng cũng có cả bản tin về người chết lẻ loi ở độ tuổi mới ngoài 40.
Hiện tượng trên là kết quả của xã hội già h𝓡óa và sự thay đổi cấu trúc gia đình tại Nhật Bản. Những gia đình tam đại đồng đường trước đây không lâu khá phổ biến. Nhưng giờ đây, ngày càng nhiều người Nhật chọn cuộc sống độc thân, trong khi các cặp vợ chồng lại có xu hướng không muốn sinh con.
"Khái niệm phổ biến về gia đình ở Nhật Bản đang tan rã", bà Masaki Ichinose, chuyên gia tại Đại học Tokyo🍎, nhận xét. "Số người cô đơꦉn ngày một tăng lên, đồng nghĩa số người chết cô độc, không ai chăm sóc cũng tăng theo".
Những người đàn ông lớn tuổi đặc biệt nhạy cảm. Vì lòng tự tôn nên họ không bao giờ muốn nhờ ai khác giúp đỡ, bà Ichinose cho biết. Mặt khác, theo bà Kumiko Kanno, tác giả một cuốn sách viết về những⛄ "cái chết cô độc", nếu chồng hoặc vợ của họ qua đời trước hay họ đã ly dị hoặc không lập gia đình, khả năng họ bị cô lập sẽ càng cao.
"Các mối liên hệ của họ đều gắn với công việc, vì thế họ sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng địa phương, nhất là khi họ sống một mình, bà Kanno cho hay. "Họ dễ bỏ bê bản thân v🐭à trở nên tách biệt, không ai ở bên cạnh họ để ngăn cản điều đó".
Ông Hiroaki rõ ràng đã rơi vào hoàn cảnh tương𝄹 tự.
Sau khi bỏ đi tất cả đồ đạc 🍒của người đã khuất, xé hết giấy dán tường, kiểm tra sàn nhà, cọ 🌄rửa, lau chùi mọi ngóc ngách, ông Fujita và đội ngũ của mình đặt một chiếc máy khử mùi trong phòng, để nó hoạt động khoảng vài ngày. Họ kết thúc công việc và lặng lẽ rời đi. Từ đây, có lẽ sẽ không còn ai biết rằng tại đây, trong căn hộ này, từng có một người đàn ông tên Hiroaki, 54 tuổi, đã sống và chết trong cô độc.
Vũ Hoàng