Dưới đây là chia sẻ về chuyến du lịch tới làng Hallstatt, Áo - nơi được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất thế giới của chị Lê Minh Thuật, Việt kiều Đức, 37 tuổi, hồi tháng 6.
Nhiều năm nay, khi những ngày nắng tưng bừng ở Đức bắt đầu cũng là lúc chúng tôi chuẩn bị cho một mùa dịch chuyển mới. Nhưng mùa hè này, mọi thứ đều ngừng lại bởi đại dịch. Chúng tôi nín thở chờ đợi tin tức tốt lành từ chính sách mở cửa toàn biên giới châu Âu. Vì vậy, ngay khi có th🍃ông tin du lịch Salzburg, Áo mở cửa đón khách trở lại, gia đình tôi (hai vợ chồng, hai con 6 và 4 tuổi) háo hức lên đường. Chuyến đi diễn ra trong sự phấn khích và cả thận trọng cần có tại thời điểm nhạy cảm này.
Chúng tôi đi tàu từ thành phố Stuttgart, Đức, qua điểm trung chuyển ở Munchen rồi tới Salzburg. Đức và Áo là hai nước láng giềng, nên cùng chung nhiều phong tục, tập quán. Do đó, thật khó phân định b﷽iên giới giữa hai nước khi con tàu đi qua. Chỉ khi vạch sóng 4G trên điệ🍒n thoại của tôi biến mất, lúc đó chúng tôi mới biết rằng mình đã không còn trên địa phận Đức.
Từ Salzburg, chúng tôi phải di chuyển bằng xe bus số 150 tới làng Bad Ischl, sau đó là một lần chuyển tàu hỏa tuyến Bad Ischl - Hallstatt để có thể đặt chân được tới xứ sở mộng mơ này.
Cảnh sắc nơi đây k🦩hông phụ lòng người lữ khách. Ngay khi xuống ga tàu, một vùng sông nước mênh mông như trong tranh thủy mặc hiện lên trước mắt chúng tôi. Men theo con đường mòn dẫn lối phía trước, bến phà với chiếc thuyền máy đang chờ sẵn du khách trong hành tr🔜ình khám phá. Vé khứ hồi cho chuyến chu du sông nước này là 17 euro.
Những ngôi nhà gỗ dựa mình vào núi, mặt ngoảnh ra hồ là điểm đặc trưng của làng. Ngày nay, làng thịnh vượng nhờ vào kinh doanh du lịch. Danh thắng được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1997. Nhưng vùng đất này vẫn giữ vẻ nguyên sơ thanh bình vốn có, tránh xa sự xô bồ náo nhiệt của nhịp sống đương đại ngoài kia.
Ngay bến sông, một bầy thiên nga trắng muốt đang nhẩn nha bơi lộiꦑ. Không bỏ lỡ cơ hội hiếm có này, tôi sốt sắng nhờ chồng chụp vài tấm hình làm kỷ niệm trước khi bầy thiên nga bơi đi mất. Khoảnh khắc cuống quýt vừa trẻ con vừa thực tế này, có lẽ làm nhiều du khách đồng hành chuyến đi phải bật cười.
Một du khách Nga đang ngồi ở đó. Cô thờ ơ với sự hối hả của đoàn khách vừa cập bến. Thấy vẻ vội vã của chúng tôi, cô chỉ mỉm cười. Đôi bàn chân trần của cô thả xuống dòng nước, bình an thong dong đến lạ. Cô tách biệt với những lo lắng bận rộn của cuộc sống đời thường. Dường như chỉ một mình cô và bầy thiên nga kia là thế giới. Tự dưng tôi thấy ghen tỵ xen lẫn thẹn thùng với vẻ bình tâm của cô gái ấy. Trong khi tôi cuống quýt chụp hình, lo lắng vì bầy thiên nga có thể bay đi mất, thì cô chẳng có vẻ gì bộc lộ ra trên gương mặt. Cô chỉ nhẩn nha tận hưởng khoảnh khắc ấy, theo cách một mình cô hòa mình vào thiên nhiên và cảnh vật.
Con đường nhỏ lát gạch dẫn bước du khách theo từng nếp nhà, từng quầy lưu niệm, dẫn lối đi sâu vào trong làng. Những ngôi nhà gỗ trồng hoa Geranier (một loại hoa thân thảo, nở rộ vào mùa hè, phổ biến ở các khu vườn nước Đức và Áo) rực rỡ ngoài ban công. Mới nhìn tưởng nhà nối nhà chồng chồng lớp lớp lên nhau, nhưng hóa ra không phải. Đó chỉ là ảo giác ban đầu. Thực ra từng ngôi nhà tách biệt, chỉ là thoai thoải trên sườn núi, nhà nọ cao hơn nhà kia, tổng thể thành một mỹ cảm như vậy thôi. Bất giác tôi liên tưởng đến những thửa ruộng bậc thang nơi quê nhà, cũng tạo ảo giác mê hồn từ sự tịnh tiến cao dần như vậy.
Hallstatt như một cô gái đẹp hoàn hảo từ mọi góc nhìn. Từ dưới nhìn lên từng nếp nhà thoai thoải trên núi, có lẽ ai cũng nhen nhóm trong lòng mơ ước mình được một lần trong đời sống trọn vẹn nơi đây. Từ trên nhà thờ Công giáo trong làng nhìn xuống, phóng tầm mắt ra xa, từng nếp nhà thoai thoải xuống mép nước, kiêu sa trong nắng sớm. Dãy Alps vây bọc trùng điệp xung quanh, dòng Hallstatter xanh thăm thẳm, từng ngôi nhà gỗ yêu kiều soi bóng xuống mặt nước, tất cả tạo thành một vẻ đẹp làm say lòng người lữ khách.
Tôi đang thả hồn bởi cảnh sắc sơn thủy hữu tình thì nghe tiếng lộc cộc của chiếc thuyền độc mộc. Đôi vợ chồng già người địa phương chuẩn bị rời bến, chu du sông nước với chiếc thuyền tự sắm ấy. Họ không nói với nhau điều gì, có lẽ thiên nhiên đã nói hộ lòng người quá nhiều. Nhìn cách thức người đàn ông ấy sải bước tay chèo, còn người phụ nữ chỉ im lặng, bình tâm thả hồn vào trời mây, tôi thầm khâm phục tình yêu đi cùng năm tháng của họ. Bỏ qua nỗi lo con cái, nhà cửa, công việc ngoài kia, giờ đây chỉ còn lại đôi vợ chồng già ấy trong hành trình nhẩn nha cùng non nước, và trong hành trình nắm tay nhau đi đến hết tuổi già.
Hết cung đường dạo bộ, du khách có thể trải nghiệm cùng cáp treo để tham quan mỏ muối, thứ tài nguyên xưa kia tạo nên sự thịnh vượng của ngôi làng. Những người ưa dịch chuyển có thể chọn đi bộ men theo con đường Salzbergstrasse để tới đích.
Khám phá hết ngôi làng, chúng tôi phải vội vã ra bến sông để quay lại nhà ga, trong hành trình trở lại quê hương thiên tài âm nhạc Mozart - thành phố Salzburg. Chuyến phà cuối cùng chở du khách rời khỏi làng Hallstatt là 18h15 hàng ngày. Nhiều du khách vẫn cố tình nán lại nghỉ đêm nơi đây. Giá 🏅phòng cho một đêm khoảng 130-150 euro, tuy đắt, nhưng xứng đáng cho những ai muốn được t꧃hức dậy vào sáng sớm tại ngôi làng đẹp nhất thế giới. Họ sẽ uống cà phê sáng nơi bến sông, ngắm thiên nga sải cánh, chu du với những chiếc thuyền nhỏ ra xa bên kia bờ hồ đầy huyền ảo, tham quan những tòa lâu đài tráng lệ ẩn hiện trong sương sớm.
Đi tàu từ Đức sang Áo du lịch là một trải nghiệm tuyệt vời. Thay vì tự lái xe sẽ phải tập trung vào tay lái, đi tàu ICE (siêu tốc) du khách sẽ thả hồn mình theo từng thắng cảnh bên đường. Tôi mua vé gia đình và dạng khứ hồi từ Đức sang Áo 194 euro (đặt chỗ ngồi vì gia đình có con nhỏ). Nếu không đặt chỗ thì giá vé chỉ 111 euro.
Gia đình tôi✃ du lịch ở Salzburg, ăn trưa ở nhà hàng Mr Wen, do anh Lục Hà, Việt kiều sống tại Salzburg, Áo làm chủ. Quán ăn mang hương vị Việt đặc trưng, giá từ 7 - 10 euro người/ suất, tầm nhìn đẹp. Quán ở đại lộ rộng, cách nhà ga Salzburg rẽ trái 200 m. Tôi ăn trưa ở Mr Wen rồi ra ga Salzburg mua vé lộ trình Salzburg - Hallstatt. Vé gia đình dạng khứ hồi 70 euro.
Lê Minh Thuật