Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa báo cáo Quốc hội công tác năm 2018, trong đó, chỉ rõ nhiều hạn chế và sai sót trong một số hợp đồng tಌheo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và thanh toán bằng quyền sử dụng đ🅠ất ở Hà Nội.
Cụ thể, chỉ một trong 12 dự án giai đoạn 2013-2017 ꧃đấu thầu, 11 dự án còn lại theo hình thức chỉ định thầu. Cơ quan kiểm toán cho rằng, điều này làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án.
Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, cơ chế giao đất đối ứng của dự án BT thực hiện chưa thống nhất, việc triển khai còn nhiều thay đổi về quy hoạch chi tiết, giá 🔴đất không sát với thị trường, khu đất đối trừ được giao chỉ định trái Luật Đất đai... tiềm ẩn nguy cơ lãng phí ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, theo cơ quan này, qua kiểm toán chọn mẫu 3 dự án BT để xác định lại giá trị của hợp đồng BT cho thấy sự chênh lệch lớn. Giá trị hợp đồng BT của 3 dự án saဣu kiểm toán khoả💛ng 1.727 tỷ đồng, chỉ bằng 39% giá trị hợp đồng ban đầu (4.421 tỷ đồng).
BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong 🐓hợp đồng BT.
Trong báo cáo gửi Quốc hội tại kỳ họp hồi tháng 5 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước cho rằng có nhiều điểm bất hợp lý trong triển khai các hợp đồng BT. Việc thanh toán trước cho nhà đầu tư trong khi họ chưa phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng do công trình chưa 𝓰hoàn thành, thực chất là thanh toán trước tiền thuế. Đây là điểm bất hợp lý, tạo ra việc chiếm dụng vốn từ ngân sách nhà nước.
Từ đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã yêu cầu các tỉnh dừng xem xét, quyết định sử dụng đất đai để thanh toá💜n cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định về nội dung này có hiệu lực thi hành.
Nguyễn Hà