Báo cáo thị trường tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp của Navigos vừa cho biết, nhiều doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ hoãn, ngừng hoặc chưa tuyển dụng trong quýജ I🌳V/2021.
Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp tập trung phòng chống dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn hoặc chỉ duy trì ở mức thấp. Các ứng viên trong mảng này do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên cũng không cởi mở với các cơ hội mới, nhằm đảm bảo sự an toàn trong công việc. Chính vì vậy, thị trường vẫn khan hiếm ứng viên tiềm năng c🐭ho các vị trí đang cần tuyển.
Trong quý IV, các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đang dần mở cửa trở lại, dự báo nhu cầu tuyển dụng có chiều hướng tăng nhẹ vào đầu năm 2022. 🐲Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng mảng thương mại vẫn đang tuyển dụng, tuy nhiên dự báo nhu cầu quý này giảm nhẹ so với quý III.
Ở ngành năng lượng, do tác động bởi dịch bệnh, nhiều 🎉nhà máy, doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu sử dụng năng lượng. Việc phải cắt giảm công suất phát điện lên lưới từ 50% đến 70% khiến các doanh nghiệp trong mảng năng lượng gặp nhiều khó khăn.
Navig♔os ghi nhận việc sụt giảm nhu cầu tuyển dụng cũng như mức chi trả thấp hơn cho các vị trí trong ngành năng lượng thời gian qua. Một số doanh nghiệp có nhu cầu nhưng không tuyển được do mức lương trả thấp hơn so với thị trường. Vì thế, họ phải cắt giảm một số tiêu chí nhưng vẫn không tìm được người phù hợp.
Các doanh nghiệp điện – điện tử, cơ khí và sản xuất đồ gỗ đã giảm nhu cầu tuyển nhân sự trung và cao cấp đến 70% trong quý vừa qua, do phải tập trung dồn lực thực hiện "3 tại chỗ". "Dự báo trong 6 tháng tới, các ngành điện – điện tử có thể phục hồi trở lại với điềꦆu kiện dịch bệnh đã được kiểm soát", báo cáo viết.
Trong khi đó, ở ngành tài chính, không chỉ các ngân hàng có quy mô lớn, c🍬ác nhà băng nhỏ hơn và một số công ty chứng khoán cũng đã lên kế hoạch và đầu tư cho việc chuyển đổi số.
Vì vậy, nhu cầu nhân sự các cấp, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao, cho các vị trí công nghệ thông tin, chuyển đổi số vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là các vị trí phát triển ứng dụng, phát triển công nghệ,🔯 quản trị chuyển đổi, quản trị và phân tích dữ liệu, marketing và kinh doanh trên nền tảng số.
Trước đó, khảo sát chung về thị trường lao động ở tất cả cấp độ trong làn sóng Covid thứ 4 của Navigos cho biết, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đạ✅i dịch xảy ra. Đồng thời, khoảng 11,6% tiếp tục gia tăng tuyển dụng tr🍰ong thời điểm này.
Ở chiều ngư🍨ợc lại, 9,4% doanh nghiệp đã chọn cắt giả💯m nhân sự và giảm lương; 7,3% đã cắt giảm nhân sự nhưng vẫn giữ nguyên lương, phúc lợi; và 18,9% chọn cắt giảm lương và phúc lợi nhằm giảm chi phí.
Xét theo ngành, đa số doanh nghiệp trong mảng tài chính - ngân hàng – bảo hiểm và công nghệ thông tin khô♏ng cắt giả🌠m nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi. Trong khi đó, doanh nghiệp du lịch, khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất.
Xét về cấp bậc, thực tập sinh - nhân viên mới ra trường và nhân viên ít kinh nghiệm bị cắt giảm công việc nhiều nhất. Tỷ lệ bị cắt giảm ở 2 nhóm này lần lượt là 40,5% và 42,3%. "Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi Covꦦid-19, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giữ chân các nhân sự có thâm niên hoặc các nhân sự đang giữ các vị trí cấp trung và cấp cao",♒ báo cáo cho biết.
Viễn Thông