Bé Chi không phải là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất bị bệnh sởi, nhưng biến chứng diễn tiến rất nhanh khiến các y bác sĩ phải tốn không bao công sức mới cứu được bé. Tối 19/2, bé Chi được ꦐgia đình đưa vào viện với biểu hiện sốt cao 39 độ C, ho nhiều, chảy nước mũi, nổi ban đỏ.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ban đầu bác sĩ kꦓhông nghĩ tình trạng bệnh của trẻ diễn biến nặng nhanh. Ngày đầu bé được cho uống thuốc kháng sinh, hạ sốt. Cứ uống thuốc là trẻ nôn ra ngay nên phải chuyển sang kháng sinh dạng tiêm. Sau đó cháu bắt đầu ho nhiều, sốt cao liên tục, co rút lồng ngực, tím tái, oxy trong máu giảm.
“Bệnh diễn biến nhanh, mỗi ngày chúng tôi đều phải chụp phim để theo dõi tổn thương ở phổi. Một số xét nghiệm khác cho thấy diễn biến bệnh ở trẻ có một số điểm rất không bình thường như đạm trong máu, hồng cầu, tiểu cầu đều giảm. Virus sởi tấn công nhanh vàꦺo phổi”, tiến sĩ Dũng nói.
Theo bác sĩ, ở bệnh nhi này những biến chứng do vi trùng xâm nhập vào theo kiểu cổ điển không xảy ra (khi sởi bay). Thay vào đó virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi ngay khi mới mọc ban. Bé được cho thở máy để đảm bảo hấp thu được oxy.ꩲ Đây là bệnh nhi sởi phải sử dụng máy hỗ trợ thở lâu nhất - 11 ngày.
Anh trai bé Trúc Chi 3 tuổi cũng bị sởi nhưng diễn biến nhẹ hơn. T༺rước đó, bé đã được tiêm phòng sởi khi còn nhỏ.
Hiện sức khỏe của Chi đã ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới. Đây là bệnh nhi nặng thứ hai được cứu sống, qua đóꦕ mở ra hướng mới trong điều trị, ngo𒁃ài cấp cứu nhanh để tránh tử vong thì cần phải tiêm truyền kháng thể, dịch thể để tăng sức đề kháng. Kháng sinh để phòng bội nhiễm còn vitamin A giúp tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sởi rất tốt, tiến sĩ Dũng cho biết.
Nam Phương