Sáng sớm một ngày mùa hè năm 1965, sân ga Hàng Cỏ rộn ràng tiếng cười nói. Hơn 100 thanh꧑ niên nam nữ mười tám, đôi mươi, háo hức bướcꦆ lên chuyến tàu chạy từ Hà Nội, qua Trung Quốc và dừng lại ở điểm cuối là thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Họ là những học sinh lớp 10 ưu tú nhất, tuyển chọn từ khắp các tỉnh phía Bắc được gửi đi học đại học ở Triều Tiên. Tiễn những cô cậu học sinh quần đen, áo trắng lên đường là một số cán bộ sứ quán Triều Tiên. "Giờ chưa trang bị cho các cháu nhiều, các cháu sang đấy nhấ🌄t định sẽ được chăm lo đầy đủ", họ tranh thủ nhắn nhủ trong vài chục phút chia tay ngắn ngủi.
Trong đoàn đi năm ấy, có hai chàng thanh niên Nguyễn Quang Thuyết, 18 tuổi và Lê Ngọc Túc, 21 tuổi. M꧅ột người đến từ Thái Bình, người còn lại xuất thân từ vùng quê Nông Cống, Thanh Hóa. Hai anh em sau đó trở thành bạn học ngành hóa học cao phân tử tại trường đại học công nghiệp hóa chất Hàm Hưng, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng hai tiếng đi tàu hỏa.
"Năm 1964, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ khốc liệt, nhưng Trung ương Đảng tin tưởng rằng chiến thắng đang rất gần kề và đất nước sẽ sớm cần nhân lực phục vụ việc tái thiết sau cuộc chiến", ông Thuyết mở đầu cuộc phỏng vấn với VnExpress.
"Tôi chỉ muốn ra chiến trường nên đã lén đi tuyển quân, nhưng bị thầy hiệu trưởng trường cấp ba phát hiện và t🌃ịch thu giấy gọi nhập ngũ", người đàn ông năm nay 72 tuổi nhớ lại không khí cách mạng sôi sục năm đó. Chàng thanh niên Quang Thuyết lên Hà Nội tập trung mà lòng vẫn canh c♋ánh khát khao cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Trong thập niên 1960-1980, các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Cuba, Rumani, Trไung Quốc và Triều Tiên cam kết mỗi năm nhận hàng trăm học sinh Việt Nam sang học bậc đại học dưới dạng viện trợ. "Vì vậy, chúng tôi được phía bạn cực kỳ ưu ái", ông nói.
Khi phóng viên tìm đến nhà của ông Lê Ngọc Túc ở trung tâm thành phố Thanh Hóa, ông đang dạy tiếng Hàn cho một thanh niên chuẩn bị đi xuất khẩu lao đ꧂ộng. Ở tuổi 76, đi lại khó khăn do vết thương cũ trên chiến trường biên giới Tây Nam, ông Túc vẫn hào hứng lục tìm lại từng bức ảnh♐ đã ngả màu thời gian trong đống sách vở và tài liệu cao quá đầu người.
"Đi tàu mất cả tuần lễ mới đến ga Tân Nghĩa Châu nằm sát biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc", ông Túc kể. Khi ông vừa bước xuống sân ga, một đoàn thanh thiếu niên Triều Tiên cả nam lẫn nữ ùa ra đón và múa hát chào mừng. "Bọn tôi ở nông thôn thấy con gái đã sợ rồi, lại còn bị con gái cầm tay múa nữa thì càng sợ. Nhiều đứa xấu hổ đến m🅷ức đứng rúm ró một chỗ".
Đến Bình Nhưỡng, ông Túc không thể quên được cảm giác "lóa mắt" trước những tòa nhà cao tầng và đường phố rộng thênh thang. Trong vài ngày lưu lại ở thủ đô, những cô cậu học sinh Việt Nam lần đầu tiên trải nghiệm cảm giác ở khách sạn đầy đ☂ủ tiện nghi từ xà phòng, kem đánh răng đến cái bút máy hay cây kim, sợi chỉ. "Nói không quá, ở quê nhà mình nằm ổ rơm, sang bên đó mới biết thế nào là cái đệm lò xo", ông Túc thật thà kể.
Được dặn dò kỹ lưỡng trướ𒀰c khi đi: "Thấy cái gì tốt, cái gì đẹp ở nước bạn, các cháu cố gắng học hỏi để về phục vụ tổ quốc, xây dựng đất nước", ông Túc rất ấn tượng với hệ thống thủy lợi ở Triều Tiên với những ống dẫn nước có đường kính rộng 0,5m💝 dẫn thẳng lên núi. "Lúc đó ở nhà mình mới chỉ có mương dẫn nước", ông so sánh.
Giáo dục là một trong những ưu việt của Triều Tiên, theo ông Túc, chính quyền dành sự đầu tư đặc biệt cho trẻ em. "Tất cả những gì tốt nhất của xã hội là dành cho trẻ🅘 nhỏ". Ông kể nhà trẻ nào cũng có đàn piano, các cô giáo đều đàn hay, múa giỏi và có trình độ sư phạm cao. "Các bà mẹ có thể gửi con ở nhà trẻ bao lâu cũng được, thậm chí gửi cả một tuần. Mọi thứ đã có nhà nước lo".
"Chúng tôi không những được đào tạo, học hành miễn phí mà còn được chu cấp và chăm lo đến từng bữa ăn, giấc ngủ", ông Túc cho hay. Sau một năm học tiếng, học sinh Việt Nam được chia về các trường đại học khác nhau. Trong ký túc xá, hai người ở một phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi.🍨 Quần áo may mới♊ theo mùa, thợ may vào từng phòng để lấy số đo của sinh viên. "Cứ 10 phòng, gồm 20 người, lại chung nhau một cái máy khâu", ông Túc nhớ lại sự chu đáo của nhà trường.
Ông Túc kể một lần vào viện cắt amidan, thấy cậu thanh niên Việt Nam gầy gò, các bác sĩ yêu cầu phải nhập viện 🌺theo dõi trước 10 ngày và nằm thêm 10 ngày để chăm sóc. "Tôi có thằng bạn nghịch ngợm vào thăm và hỏi đùa bằng tiếng 🗹Triều Tiên rằng: 'Túc mày chưa chết hả?', bác sĩ đứng ngay đấy trợn mắt lên quát", ông tủm tỉm. "Thế mới thấy họ xót mình như thế nào! Họ yêu quý mình thật sự ra sao!"
Ngoài học kiến thức chuyên ngành, du học sinh Việt Nam cũng học các môn chính tr𓂃ị như lịch sử đảng Lao động Triều Tiên, lịch sử đấu tranh cách mạng của chꦺủ tịch Kim Nhật Thành và gia đình.
Ông Thuyếtꦦ cho biết người dân Triều Tiên gꦺọi ông Kim Nhật Thành là "người cha vĩ đại" và luôn gập người cúi chào tượng lãnh tụ. Khi được hỏi về trọng lượng của tượng đài lãnh tụ, trẻ em Triều Tiên trả lời rằng bức tượng nặng bằng tình cảm của tất cả người dân dành cho Chủ tịch cộng lại.
"Thời gian sống ở Triều Tiên là quãng thời gian đẹp của tuổi trẻ", ông Túc và ông Thuyết đều thốt lên như vậy. Lúc đó, hai ông tự nhận là "những cậu bé nhà quê ngoan ngoãn và nhát gan, chỉ lo học hành và không dám nghĩ đến chuyện yêu đươn༒g", nhưng vẫn rỉ tai nhau những chuyện tình đẹp giữa sinh viên Việt Nam và các cô gái Triều Tiên, dù thanh niên hai nước lúc đó chưa được phép đến với nhau.
Ông Thuyết kể vể một cậu bạn thông minh, mả🦩i yêu, quên học. "Khi bị sứ quán nhắc nhở, cậu ấy hứa kỳ này sẽ đạt điểm cao nhất khóa, và đúng là thi ba môn đạt cả ba điểm 10", ông cụ hơn 70 🍌tuổi nhớ lại thời đi học tinh nghịch. "Thi xong, cậu ấy mới thản nhiên nói rằng chỉ hứa học tốt kỳ đó thôi, kỳ sau thì không hứa".
Còn ông Túc kể về một cô gái Triều Tiên yêu bạn cùng phòng của ông say đắm, đến mức tuần nào cũng bắt tàu chạy từ Bình Nhưỡng xuống Hàm Hưng, quãng đường t﷽ương đương từ Hà Nội về Hà Tĩnh, để được gặp bạn trai. "Sau đó, hình như sứ quán mình gần như phải năn nỉ cô ấy giữ൲ nguyên tắc ngoại giao giữa hai nước", ông cho hay.
Rung động của tuổi trẻ đọng mãi trong tâm trí của hai ông lão ngoài 70. Năm 1970, trước khi tốt nghiệp về nước, hai người được p💦hân đi thực tập ở nhà máy luyện kim Hoằng Hải. Trong tập💮 thơ viết tay sờn mép, ông Thuyết vẫn lưu giữ hình bóng một cô gái Triều Tiên từng khiến con tim ông lỗi nhịp.
"Không phải quê hương sao cũng thấy thân quen
Có lẽ bởi ta yêu người lắm lắm
Ôi cái lò than suốt tháng ngày bụi bặm
Có đôi mắt ai tròn anh ánh sắc than đen"
"Tôi đổi đời nhờ Triều Tiên," ông Thuyết trầm ngâm tâm sự với phóng viên trong căn hộ rộng hơn 100 m2 tại một tòa chung cư cao cấp giữa lòng Hà Nội. Năm 1989, chỉ vài năm sau khi đất nước bắt đầu mở cửa, ông Thuyết làm thêm công việc phiên dịch cho các doanh nghiệp Hàn Quốc gia công ma🍸y mặc, bên cạnh nghề tay phải là kỹ sư𝕴 hóa học.
"Thời đó, 250 USD mỗi tháng là một con số khủng khiếp", ông vẫn nhớ như in cảm giác "choáng váng" đó. Sau này, ông Thuyết làm đến chức quản lý nhà máy Hàn Quốc với 5.000 công nhân với mức thu nhập hàng tháng lên tới hàng nghìn USD. "Nhờ Triều Tiên mà giờ đây khi về già tôi không những lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ kinh tế cho các con", ông kể ông và vợ vừa mua tặng𒁏 con gái một căn hộ trong cùng tòa nhà.
"Tôi có hai quê hương. Triều Tiên là quê hương thứ hai của tôi. Tình cảm của họ dành cho chúng tôi khi đó rất sâu nặng", ông Túc bày tỏ cảm xúc trước hội ওnghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sắp diễn ra ở Hà Nội. "Chứng kiến họ đang ngày một tiến đến gần hòa bình, tôi thực sự cả༺m thấy hạnh phúc".
Theo báo cáo của nhà kinh tế học Joseph Sang-hoon Chung đăng trên tập san của trường đại học California, Mỹ, từ năm 1954 đến 1956, Triều Tiên bắt tay vào tái thiết đất nước và đạt mức tăng trưởng 220% tổng thu nhập quốc gia và 280% tổng sản phẩm công nghiệp. "Tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên trong giai đoạn này không có đối🎶 thủ trên thế giới", báo cáo nhận xét. Đến năm 1960, tổng thu nhập quốc gia tăng vọt 680% so với mức của 14 năm trước đó. Báo cáo nhận xét nguồn vốn và tiến bộ công nghệ từ các nước xã hội chủ nghĩa là "nguyên liệu chính trong quá trình tái thiết". Thống kê cho thấy thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Triều Tiên vào năm 1967 là 222 USD, gấp 1,2 lần so với 5 năm trước đó và gấp 1,6 lần so với Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, kinh tế Triều Tiên gặp nhiều khó khăn. |
Một Triều Tiên giàu mạnh trong ký ức những du họཧc sinh Việt Nam