Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết dịch HIV ở Việt Nam đã có những thay đổi trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong người nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm giảm, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và chuyển giới nữ (TGW) vẫn ở mức cao. Tỷ lệ này đang gia tăng, nhất là ở các khu vực đô thị lớn, nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tình dục k❀hông an toàn trong nhóm MSM và TGW.
Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ngư🐭ời nhiễm HIV còn sống. Hiện chưa có vaccine ngừa HIV/AIDS, có các loại thuốc điều trị và dự phòng. Hơn 140.000 người đang điều trị thuốc kháng virus (ARV) ở khắp các tỉnh thành, trong đó có cả trẻ em. Thuốc đang được bảo hiểm y tế chi trả, gần 200 cơ sở điều trị cung cấp thuốc ARV.
Theo ông Cảnh, Việt Nam là một số ít quốc gia trên thế giới triển khai thí điểm điều trị🐬 dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus (Pr🅰EP). Chương trình thí điểm tiến hành từ năm 2017, đến nay mở rộng 26 tỉnh, thành phố. Bộ Y tế có kế hoạch mở rộng dịch vụ PrEP ra tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
PrEP (Pre-Exposure prophylaxis ) có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. M🔥ột người có hành🥂 vi nguy cơ cao nhiễm HIV, nếu sử dụng thuốc kháng virus mỗi ngày, sẽ dự phòng, không bị nhiễm HIV.
PrEP là các thuốc có chứa Tenofovir. Ở Việt Nam, thuốc PrEP đang được các chương trình, dự án cấp miễn phí, kết hợp hai loại thuốc ARV là Tenofovir và Emtricitabi𓄧ne (TDF/FTC).
Khi dùng thuốc hàng ngày, nồng độ thuốc ARV trong máu có thể ngăn chặn không cho virus HIV xâm nhập và nếu chẳng may xâm nhập cũng không nhân lên trong cơ thể🙈. Từ đó dự phòng được l🃏ây nhiễm HIV.
Bộ Y tế khuyến cáo dùng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm: Nam có quan hệ tình dục đồng giới; Người chuyể✨n giới nữ; Người bán dâm; Người tiêm chích ma túy; Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện virus (hơn 200 bản sao trong một ml máu).
Không phải ai có nguy cơ lây nhiễm HIV cũng dùng được PrEP. Những người không sử dụng được PrEP gồm: Người có HIV dương tính hoặc chưa xác định được; Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính; Những người rối loạn chức năng thận; Người dị ứng với thuốc (Tenofovir và Emtricitabine); Người phơi nhiễm với HIV⛦ trong 72 giờ qua.
Khi một người có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) và💙 tiêm chích🌠 không an toàn (sử dụng chung bơm kim tiêm), nên đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.
Thuốc PrEP uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Các bác sĩ khuyến cáo nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo thói quen uống thuốc đều đặn. N🦹ếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá hai liều trong 24 giờ. PrEP không tương tác với đa số thuốc khác nên an toàn khi uống cùng với nhau.
Hầu hết người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số ít người có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, ♛chán ăn... Thông thường, các phản ứng phụ này chấm dứt sau một đến hai tuần. Nếu những biểu hiện này kéo 💎dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt, phải liên hệ bác sĩ để tham vấn.
PrEP là phương án dự phòng, được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo và nhiều quốc gia thực hiệ🎶n từ nhiều năm nay. Phương pháp này không thay thế được vaccine HIV nhưng là cách đơn giản nhất, có thể giảm tới hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM.
Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo PrEP nên được cung cấp cho những nཧgười nguy cơ nhiễm HIV cao, trong gói dự phòng HIV kết hợp.