Thứ tư, 20/11/2024
Thứ bảy, 18/11/2017, 11:27 (GMT+7)

Một vòng quanh Stanford - đại học khó trúng tuyển nhất nước Mỹ

Nhữ🌠✱ng nhân tài tương lai của thung lũng Silicon được học tập trong khuôn viên đại học rộng bậc nhất thế giới.

Được thành lập năm 1891, Đại học Stanford nổi tiếng là ngôi trường tạo ra những nhân tài cho thung lũng Silicon.

Những người khổng lồ về công nghệ tꦬừng học tập ở Stanford bao gồm: Marissa Mayer của Yahoo; Larry Page và Sergey Brin của Google; Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal; cựu giám đốc điều hành của Microsoft Steve Ballmer; Bill Hewle🎐tt và David Packard - những người đồng sáng lập Hewlett-Packard.

Niên𓆏 khóa 2017-2021, tỷ lệ trúng tuyển Đại học Stanford tiếp tục giữ ở mức rất thấp, chỉ 4,7%.

Stanford
 
 

Khuôn viên Đại học Stanford. Nguồn: Kênh Youtube Stanford

Tại quán cà phê CoHo, sinh viên ngồi trên ghế dài với máy tính xách tay. Chân dung nhiều cựu sinh viên treo trên tường.

Priyanka Puram Sekhar, người mở câu lạc bộ an ninh mạng đầu tiên c🍨ủa trường cho biết lúc đầu, cô chưa từng nghĩ sẽ nghiên cứu khoa học máy tính. “Bạn đến Stanford và mọi chuyện ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚcứ thế xảy ra”, Priyanka nói.

Nữ sinh năm ba được bố mẹ định hướng và🐽o Stanford để học y. Trong năm đầu tiên ở đại học, thông tin giới thiệu về lớp lập trình đã khiến Priyanka bị thu hút. Cô bắt đầu tham gia nhiều lớp về an ninh mạng, là cô gái duy nhất trong lớp học về Bitcoin và nhận ra nhiều người e ngại chỉ vì nghĩ việc học quá k𝔍hó.

Với diện ꦐtích 8.180 mẫu Anh, Stanford là đại học có khuôn viên lớn bậc nhất thế giới. Nó rộng gấp 96 công viên Disneyland. Trường hiện cung cấp khoảng 13.000 xe đạp để mọi người di chuyển hàng ngày. 

Các khu nhà ở sinh viên tọa lạc bên ngoài khuôn viên trường. Florence Moore Hall, hay "FloMo”, là một trong những ký túc xá được yêu thích nhất với rấജt nhiều ô cửa sổ lớ𝓀n.

🎐Chi phí nhà ở chỉ dưới 9.000 USD cho mỗi năm học. Sảnh ký túc xá nào🔯 cũng có nội thất cũ từ những năm 70 thế kỷ trước và một bảng điện tử.

Trong một tòa nhà ở Stanford, tiệm Thai Café bán một suất Pad Thai và cà ri gà với giá 6 USD và chỉ nhận tiền mặt. Món ăn không đặc sắc nhưng kཧhá đầy đặn. Bạn nên biết mình sẽ gọi gì trước khi đi thẳng đến𝔉 quầy hàng.

Những bãi cỏ xanh mát được trang bị đầy đủ wifi, là nơi nhiều sinh viê🍰n đến thư giãn vào buổi chiều.

Sinh viên đang tập trung✅ làm việc tại Phòng thử nghiệm sản p🐽hẩm. Bạn sẽ được học về cắt laser, quét 3D, gia công gỗ…

Cách đó một quãng là StartX, vườn ươm tăng tốc khởi nghiệp (startup accelerator), nơi xác định và đào tạo những doanh nhân đầy triển vọng trong mạng lưới trường họꩵc. Các công ty của StartX đã huy động ít nhất 1,5 tỷ USD.

Ở lớp Thực tế ảo, Aashna Mago, sinh viên năm ba, ngôi sao đang lên trong lĩnh vực này tại thung lũng Silicon tập trung làm bài. Aashna từng nghiên cứu sinh học phân tử tại Princeton năm 15 tuổi. Sau chuy💦ến tham quan Stanford năm cuối trung học, Aashna dự một hội nghị chuyên đề, nơi cô khám phá ra cách sử dụng công nghệ thực tế ảo để giảm rối loạn căng thẳng ở cựu chiến binh.

Nhận thấy công nghệ này có thể được sử dụng để giúp đỡ mọi người, Aashna bắt đầu nghiên cứu khoa học máy tính với tư cách sinh viên đại học Stanford. “Tôi không biết khởi nghiệp là gì cho đến khi vào đây”, cô bổ sung.

Hồ sơ xin việc của Aashna gồm thựcও tập với chuyên gia thực tế ảo Mark Bolas tại phòng thí nghiệm Mixed Reality của USC, t🧸hành lập câu lạc bộ thực tế ảo đầu tiên tại Stanford, Rabbit Hole VR.

Các s🐻inh viên khác tham gia tích cực vào câu lạc bộ. 

Thành công không đến dễ dàng. Aashna nhớ lúc bước ra khỏi lớp thực tế ảo đầu học kỳ thứ nhất và thấy mình không đủ thông minh. Rồi cô quyết định chấp nhận việc cảm thấy như vậy.

ꦕ“Bạn sẽ không bao giờ hiểu biết hết mọi thứ. Hãy thoải ♒mái với điều đó. Nói như vậy không có nghĩa tôi cho rằng tôi ngu ngốc”, Aashna chia sẻ.

Thùy Linh - Business Insider