*Chelsea - Tottenham: 23h30 Chủ nhật 29/11.
Cuộc chiến sinh tử của mùa giải với Tottenham đã thực sự bắt đầu khi từ nay tới Giáng sinh. Họ phải đối đầu tất cả đối thủ mạnh nhất ở Ngoại hạng Anh. Lần lượt Chelsea, Liverpool, Arsenal, Leicester City sẽ bày binh bố trận đợi chờ Tottenham gục ngã. Nhưng Mourinho có động lực rất lớn trong tay, khi ông khởi đầu chuỗi trận khắc nghiệt này bằng một thắng lợi êm đẹp trước Pep Guardiola, đối thủ mà ông kỵ giơ nhất.
Hãy nhớ tới khoảng thời gian hơn một tháng trước, khi Tottenham đè bẹp Man Utd 6-1. 🧸Đó là một cơn địa chấn thực sự ở Old Trafford. Và người ta cứ mải nói về tương lai của Ole Gunnar Solskjaer, về sự ê chề của Man Utd, về cái thẻ đỏ của Anthony Martial, về sự loằng ngoằng của Paul Pogba... mà quên đi mất rằng đó chính là♈ dấu hiệu ra đời của một con quái vật mang tên Tottenham.
Tottenham tiếp tục chinh phục các đối thủ khác một cáﷺch lặng lẽ và chỉ đến khi họ hạ gục Man City 2-0, nhiều người mới giật mình nghĩ đến một phép đếm đơn giản. Đó là đối thủ lớn thứ hai bị Mourinho đánh bại. Bây giờ là Chelsea. Mourinho có vượt qua 💫không? Rồi kế đến là Liverpool, Arsenal, Leicester City nữa?
Ở Stamford Bridge, Chelsea cũng đang trình diễn một thứ bóng đá giàu sinh khí và thắp lên hi vọng về một mùa giải có danh hiệu. Lampard k🌞hông ồn ào, không được nhắc tới nhiều trong bối cảnh Ngoại hạng Anh có quá nhiều tên tuổi chiến lược gia lừng lẫy. Và sự lặng lẽ ấy nhiều khi khiến chúng ta tự đánh lừa mình với suy nghĩ rằng Lampard còn quá trẻ, còn non kinh nghiệm. Nhưng ở tuổi 42, Lampard thực sự không nên bị xem là một HLV trẻ tuổi nữa rồi.
Bóng đá h𒀰iện đại đã khác, với nhiều HLV trẻ tuổi nhưng vẫn khẳng định được giá trị của mình. Và nhắc đến tuổi tác, hãy nghĩ lại ngày Lampard bắt đầu cầm quân ở Chelsea. Khi ấy, ông 41 tuổi, bằng đúng số tuổi của Mourinho lúc ông nhận lời đến Chelsea lần đầu.
Giữa hai "thầy trò" họ, rõ ràng có những tương đồng thú vị. Cái tuổi 41 để khởi đầu ở Stamford Bridge là một yếu tố tương đồng ban đầu. Và yếu tố tương đồng thứ hai chính là trận đầu tiên cầm Chelsea của họ. Đối thủ là Man Utd, một đội bóng luôn được xem là ứng cử viên sáng giá. Nhưng kết quả của họ lại khác nhau. Trong khi Mourinho thắng 1-0 t൩rước Alex Ferguson để chào Stamford Bridge, Lampard phải hành quân đến Old Trafford để nhận về bốn bàn thua trắng trước người đồng nghiệp S🦋olskjaer.
Tư thế của Mourinho ở Chelsea cách đây 16 năm ngạo nghễ vô 🦄cùng. Ông là người chiến thắng, với Porto, và mang đến Chelsea một niềm hy vọng. Danh tiếng lẫy lừng sau chiếc Cup Champio💮ns League đã giúp ông thốt lên một câu nói đã trở thành lịch sử của túc cầu. "Tôi là Người Đặc Biệt", chưa một HLV nào dám nói về mình như thế. Nhưng Mourinho đã chứng minh điều mình nói là sự thật bằng cả kết quả trên sân lẫn những lần tiêu khiển truyền thông.
Còn Lampard, ông ngồi vào ghế HLV trưởng Chelsea trong những ngờ vực bởi thành tích ở Derby của ông cũng ở mức chấp nhận được. Nhưng phía sau lưng ông, tất cả những ai từng làm việc cùng ông, tất cả những HLV từng dẫn dắt Chelsea trước đây đều hậu thuẫn ông bằng một niềm tin vững chãi của những chuy🉐ên gia. Từ Carlo Ancelotti cho tới Ruud Gullit; từ Rafa Benitez cho tới Di Matteo..., ai cũng đều khẳng định rằng "đó là lựa chọn đúng đắn nhất".
Kết quả của mùa trước thực sự đáng khích lệ, khi Lampard phải làm việc trong hoàn cảnh bị cấm chuyển nhượng và trong tay ông đa phần là các cầu thủ trẻ. Nó cũng giống như Chelsea mùa giải 2004-2005 khi Mourinho lần đầu tiên đến với CLB. Nhưng, những người trẻ Mourinho có trong tay 16 năm trước, tro♈ng tương quan so sánh với các đối thủ khác, có chất lượng hơn những gì Lampard đã phải bắt đầu ở một năm trước. Bởi vậy, thành tựu là khác nhau trong mùa giải đầu của họ nhưng có một điểm rất chung: họ đã tạo ra những nhân tài.
Lampard đã thành tài dưới bàn tay Mourinho và hôm nay, Mason Mount hay Taﷺmmy Abraham cũng đang đi trên chính con đường thành công ấy dưới bàn tay của Lampard. Chỉ có điều, cách gọt giũa con người của Mourinho và Lampard vô cùng khác nhau, sự khác biệt mà khôꦗng ai dám nói rằng trong nghề huấn luyện, Lampard là một học trò kế thừa Mourinho.
Quay ngược trở lại với thời điểm Mourinho rời Chelsea lần thứ nhất, vào cuối năm 2007, hẳn nhiều người còn nhớ rằng từng có những nghi ngờ về một nhóm cừu đen phản đồ ở Stamford Bridge được truyền thông thêu dệt. Nhưng thực tế, chẳng có câu chuyện "đá ghế" nào như đồn đoán. Nó là hệ quả của một sự đổ vỡ tâm lý hàng loạt, được kích hoạt thêm bởi những mâu thuẫn không thể giải quyết giữa Mourinho và ông chủ Roman Abramovich. Nó bắt nguồn từ khi Avram Grant 💎được bổ nhiệm làm Giám đốc Kỹ thuật. Mourinho không ưa gì Grant. Đó không phải là một cộng sự ông mong muốn và cái cảm giác bị can thiệp quá nhiều đã không còn giúp Mouri🐈nho giữ được sự tỉnh táo vốn có cho công việc. Và kết quả không mong muốn cứ thế xảy ra như thể những lần xói mòn cuối cùng dưới chân móng để mối quan hệ Mourinho - Abramovich bị hư hại nặng nề.
Nhưng trước đó là những xói mòn mạnh mẽ hơn, kéo dài hơn. Đó chính là sự mỏi mệt về tinh thần mà các cầu thủ Chelsea mang trong mình. Họ sụp đổ đúng nghĩa. Không phải họ sụp đổ sự thần tượng với HLV của mình mà là sụp đổ toàn bộ năng lượng tích cực cần phải có. Sự sụp đổ ấy là hậu quả của cách quản trị mà Mourinho đã áp dụng, với triết lý "uy 🍸quyền được tạo ra bởi năng lực".
Mourinho luôn đề cao lợi thế của việc được làm việc cùng các tài năng trong đội bóng. Nhưng để🥀 quản trị các tài năng ấy, ông khẳng định rằng người HLV phải là một người tài giỏi hơn, giàu kiến thức hơn. Uy quyền đến từ kiến thức và để thể hiện kiến thức, Mourinho luôn đi theo phương cách "chỉ dạy và thách thức cầu thủ".
Ông chỉ bảo để họ nhận ra sự uyên bác của người dẫn đầu. Nhưng ông cũng đặt ra các thách thức hàng ngày để cầu thủ trở nên mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn. Cách làm này phát ꧃huy rất tốt trong những mùa giải đầu. Nhưng khi cầu thủ phải sống dưới một áp lực thường trực như thế, ♔thần kinh của họ bị quá tải. Và họ sụp đổ, như một kiểu "sốc phản vệ tinh thần" để kết quả trên sân là phản chiếu của những đôi chân rệu rã.
Chính Lampard từ🥀ng nói "Khi Mourinho khen ngợi tôi, đánh giá tôi là một tài năng đẳng cấp thế giới, tôi thậm chí còn đang ở trong phòng tắm sau một trận đấu. Ông ấy không hề hiểu rằng, ở sâu trong tâm khảm mình, lúc ấy tôi đã qụy ngã đến tận cùng". Thổ lộ này chỉ được kể lại khi Lampard trở thành HLV của Chelsea, và được hỏi "Có học được gì từ Mourinho trong nghề huấn luyện hay không?". Câu trả lời của Lampard không đi vào trọng tâm, nhưng nó chỉ ra rằng ông không nhận Mourinho làm một hình mẫu trong nghề huấn luyệꦦn.
Lời khen của Mourinho cho๊ Lampard khi ấy thực ra càng làm ông quỵ ngã hơn. Ông nói đại ý "Lampard là cầu thủ có tài năng hàng đầu trên thế giới nhưng không có được Quả bóng Vàng cũn🏅g chỉ vì ở bên ngoài biên giới nước Anh, cậu ấy chưa có danh hiệu nào". Cái khen - khích tướng này có thể sẽ rất hiệu quả nếu nó rơi vào năm 2004, 2005, lúc Lampard nói riêng và Chelsea nói chung còn hừng hựng năng lượng chinh phục. Nhưng khi nó rơi vào những ngày tháng mỏi mệt của năm 2007, rõ ràng nó sẽ chỉ khiến tâm lý Lampard nặng nề hơn.
Mourinho thực ra không nói gì sai. Ông từng bảo "Nếu chức vô địch Champions League 2012 của Chelsea đến sớm hơn chừng sáu hoặc bảy năm, Lampard chắc chắn được bầu chọn nhận giải thưởng Quả Bóng Vàng bởi thời kỳ 2004-2008 đội hình Chelsea qu⛦á mạnh". Cái sai du♛y nhất trong lời khen ấy chỉ là thời điểm, và không gian mà thôi, đúng như cách mà đồng nghiệp Benitez của ông từng nói "mọi việc đều quan trọng nhất là có đúng thời điểm và địa điểm hay không".
Nhưng Mourinho là con người thông minh, và nhạy cảm với sai lầm. Ông nhận ra ngay mình đã thất bại ở Chelsea vì lẽ gì. Ở Chelsea giai đoạn đầu, sự thiết lập uy quyền trên kiến thức và thách thức đã khiến ông thất bại. Và ông thay đổi khi sang Inter. Ở đó, với một đội hình có tới 14 cầu thủ hơn 32 tuổi, Mourinho đã tiếp cận cách khác: trở thành người bạn với cầu thủ chứ không chỉ là người 💞lãnh đạo đơn thuần.
Thành công ở Inter khiến ông duy trì cách tiếp cận này cho tới tận Real, Chelsea lần hai và Man Utd. Nhưng cách thức ấy cũng không giúp ông có được kết quả khả quan h🐼ơn. Khi uy thế không được thiết lập với ꦇmột khoảng cách vừa đủ, sẽ có những bất tuân mà điển hình là vụ Pogba ở Man Utd hồi 2018.
Lampard lại tiếp cận cách khác. Như đã nói ở trên, khi được hỏi về chuyện có học được gì từ Mourinho ở công tác huấn luyện không, Lampard lại nói về Avram Grant và Ancelotti. "Mou𒆙rinho tự tin quá. Ancelotti điềm tĩnh hơn, như một người cha", Lampard nói. "Và tôi thích cách của Carlo. Tôi cũng thích Avram Grant ở điểm minh bạch và rõ ràng".
Lampard học cách quản trị của Ancelotti và Grant nhiều hơn. Ông kết hợp thêm cái 🍒mới của thời đại, là những dữ kiện. Chính vì thế, Lampard bắt đầu đi theo con đường kỹ trị nhiều hơn. Ông 🔜từng nói với cầu thủ khi mới nhận việc ở Derby rằng "Cửa phòng tôi luôn rộng mở. Các cậu muốn thắc mắc gì cứ tới.".
Nhưng khi các cầu thủ cứ ào vào với những thắc mắc, Lampard rất rõ ràng đáp lời rằng "Vâng, cửa phòng tôi rộng mở nhưng hãy nhớ là nếu các cậu bước vào thì hãy chuẩn bị sẵn sàng các hành trang là: đã tập luyện nghiêm túc, có phong độ tốt, có các con số thống kê tốt. ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚBằng không, cửa phòng khoá chặt 𓃲lắm".
Đây là cách làm việc rõ ràng của một thế hệ số hoá nên cần minh chứng bằng số. Đóಌ là thứ mà ở thời của Mourinho không có. Và Lampard cũng nói thẳng "tôi không phải một dạng HLV nhân bản từ thần tượng của mình theo kiểu phải quàng cái khăn như thế, mặc bộ đồ kiểu thế, nói những câu đồng dạng thế và có cách hành xử bắt chước thế. Tôi nghĩ, HLV phải luôn có ý niệm♊ riêng đặc trưng".
Bởi chính cách tiếp cận này, Lampard dùng người cũng khác Mourinho, lựa chọn thứ bóng đá cũng khác. Mourinho bị ám ảnh bởi các trò chơi cân não, bởi việc tận dụng truyền thông như thế nào còn Lampard chỉ bị ám ảnh bởi số liệu. Mùa đầu tiên làm việc ở Chelsea, thậm chí có những ngày ông nhìn vào bảng điểm ba đến bốn lần. Mỗi lần nhìn nó, cái🌱 bảng điểm ấy có thay đổi không? Không. Nhưng có một thứ thay đổi. Ấy là những ý tưởng công việc mà Lampard hình dung để làm cách nào đưa đội bóng đến một vị trí tốt hơn.
Chính những khác biệt này đã khiến chú♔ng ta phải thừa nhận với nhau rằng tại sao ở những đoạn trên lại có ngoặc kép bao lấy hai chữ học trò. Khi còn là cầu thủ, La♛mpard là học trò của Mourinho, một HLV xuất sắc. Còn khi làm HLV, Lampard không còn là học trò của Mourinho nữa. Ngay cả lối chơi mà Lampard xây dựng cũng gợi mở hơn, dám chấp nhận rủi ro hơn chứ không phải là ám ảnh trong sự chắc chắn trong phòng ngự như một ưu tiên hàng đầu.
Mourinho hai lần phải chia tay Abramovich nhưng ông luôn coi tỷ phú người Nga là bạn. Song, Mourinho không bao giờ dám thẳng thắn với Abramovich để mặc cả trong công việc. Như chuyện ông không thích Grant c𓆉hẳng hạn. Ông không nói thẳng với Abramovich, nhưng lại d🃏ùng báo chí để nói về chính sách chuyển nhượng bằng ẩn dụ món ốp la và thứ trứng mua về lừng danh ngày nào.
Còn Lampard thì khác hẳn. Ngay từ ngày nhận ghế ở Chelsea, ông nhắc tới Jurgen Klopp của Liverpool. Ông nói đại ý Klopp không phải mẫu người bắt nguồn từ một cầu thủ♕ có thể chạy 70 mét trên sân và tung một đường chu𝄹yền sát thủ như ông, nhưng lại là một HLV cực tài năng mà ông kính nể. Song, để Klopp thành công, Liverpool có sự kiên nhẫn. Chelsea cần sự kiên nhẫn ấy.
Thông điệp Lampard dành cho Abramovich là quá rõ ràng. Nó cũng chẳng khác gì kiểuཧ "muốn có ốp la ngon thì phải có trứng loại tốt" nhưng Lampard không dùng ẩn dụ. Thay vào đó, ông nói thẳng "muốn thành tựu thì phải đợi".
Nếu xem lại mùa đầu của Klopp ở Liverpool và so với mùa đầu của Lampard ở Chelsea, chúng ta sẽ thấy số lần nhận giải HLV hay nhất tháng của Lampard còn nhiều hơn Klo🌱pp. Rõ ràng, đó là minh chứng cho một tài năng đang tiềm ẩn tr🦩ong con người của ông, thứ tài năng mà rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng ngợi khen.
Cái cách dùng người của Lampard cũng đủ để Abramovich phải nhìn nhận về lại sự kiên nhẫn. Lampard không hề vội vàn♊g để rồi tạo ra áp lực không cần thiết cho những ngôi sao mới mua về như Hakim Ziyech, Timo Werner, Ben Chilwell hay K꧅ai Harvertz. Kết quả là họ cứ từ từ hoà nhập, dần dần toả sáng trong khi các ngôi sao trẻ của Chelsea như Reece James, Tammy Abraham, Mason Mount cũng tiếp tục khẳng định vị thế của mình.
Harry Redknapp, trong một bài phỏng vấn hồi mùa giải trước, đã nói rất chắc nịch rằng "Abramovich không ngu ngốc đâu. Ông ta nhìn thấy điều gì đó đặc biệt ở Lampard nên mới giữ cậu ta ở đây𒀰 lúc này. Và sẽ không có chuyện Lampard bị sa thải khi hết mùa 2019-2020 đâu, dù Chelsea từng nổi tiếng về văn hoá sa thải. Abrahimovich biết Chelsea sẽ mất mát lớn nếu làm điều đó và họ sẽ học cách kiên nhẫn từ bây giờ".
Sự kiên nhẫn của Abramovich đã mang lại một d💟iện mạo ꦗChelsea mới mẻ hôm nay. Và nếu như Lampard không thắng được Mourinho ở trận đấu này, chắc chắn cũng sẽ không có một quở trách nào từ ông chủ cả. Nhưng nếu điều đó xảy ra, hẳn Mourinho sẽ tiếc. Ông chắc chắn ước gì hồi còn ở Chelsea, Abramovich đã biết kiên nhẫn như thế. Bởi trong tim ông, Chelsea vẫn là điều gì đó đặc biệt vô cùng.
Nhưng nói gì thì nói, mối quan hệ ấy là hai chiều. Mourinho, nếu có cách tiếp cận khác, Abramovich chắc sẽ khác. Họ vẫn là bạn của nhau mà. Và Lampard, dù không coi Mourinho là thầy trong nghề huấn lꩲuyện, nhưng chắc cũng học được từ những thất bại của Mourinho rất nhiều. Còn Mourinho, ông có dám học hỏi cậu học trò hay không, khi Lampard đang là đại diện cho một thế hệ hiện đại hơn, lý tính hơn nhưng vẫn giữ được tâm hồn của bóng đá trong mình.
Nói Mourinho học được từ Lampard có lẽ là hơi ngoa, và thực sự là quá đáng. Nhưng chắc chắn rằng ông cũng học từ chính những thất bại của mình. Đơn giản, không học được thì ông không mang lại một Tottenham như hôm nay, một Tottꦕenham có thể không đẹp mắt như thời Mauricio Pochettino nhưng độ tin cậy thì bắt đầu có hơi hướm rõ rệt hơn nhiều.
Chi🐼ều về Chelsea của Mourinho chắc không còn nữa. Chỉ còn những chuyến thăm kiểu nh🉐ư trận derby cuối tuần này mà thôi. Chừng ấy cũng đủ rổi. Để nhìn lại người cũ, thấy họ trong hình hài mới và ít ra, trong cái bắt tay vẫn còn có chút rung cảm của những người từng cùng chiến tuyến bên nhau để chống lại mọi kẻ thù.
Hà Quang Minh