Giả sử rằng bạn mua một miếng đất và trên đấy có sẵn một căn nhà. Bạ🐈n sống ở đấy được 30 năm thì nhà x♊iêu vẹo, đổ nát, một hôm thì sập luôn cái rầm, đè nát hết mọi thứ, may là bạn vẫn còn sống. Khi đấy bạn sẽ làm gì?
Bạn sẽ bỏ tiền ra sửℱa nhà. Nếu nhà xập xệ quá và xây lại thì ít tốn hơn thì bạn sẽ xây lại. Còn nếu như không tiền thì bạn chỉ có cách bán miếng đất đó đi và mua chỗ khác.
Sở hữu chung cư cũng nê꧑n như vây. Cái khác là việc "bán miếng đất" đó sẽ phụ thuộc vào quyền bỏ phiếu của một tập thể là những người cùng sở hữu khu căn hộ chung cư đó.
Việc sở hữu một căn chung cư cũng giống như sở hữu cổ phần ở công ty. Thông thường, một khu chung cư sẽ được sở hữu như sau. Mỗi chủ sở hữu một căn thì chỉ sở hữu phần không gian bên trong. Còn mọi thứ còn lại, từ cấu trúc căn chung cư, khoảng sân phía trước, không gian chung, cho tới cái bãi đậu xe cũng đều là thuộc sở hữu của hội gia chủ (home owner association).
>> Có trăm mét đất nhưng phải mua chung cư để
Mỗi chủ sở hữu đều có một phiếu bầu trong hội này. Mỗi chủ sở hữu cũng đều phải đóng góp một khoản nhất định ⛦mỗi tháng. Khoản tiền này được đưa cho một công ty chuyện việc chăm sóc cho căn chung cư, bao gồm cả việc sửa chữa, mua bảo hiểm. Nếu cháy chung cư, bảo hiểm sẽ đền. Nếu ai đó tông xe làm xước tường căn chung cư mà không bắt được thì quỹ của hội sở hữu sẽ sửa chữa.
Nếu chung cư cấu trúc có vấn đề thì hội cũng sẽ sửa chữa. Còn như vấn đề lớn quá không sửa chữa nổi thì sẽ đem ra bầu cử, nếu đạt được một số phiếu nhất định thì sẽ b🐽án miếng đất và chia tiền ra rồi ai đi đường nấy.
Vậy như căn chung cư cũ quá nhưng không đạt được số ꩲphiếu để bán thì thế nào?
Ở Mỹ cũng như ở nhiều nước khác, chủ của các bất động sản phải đảm bảo là căn nhà xây trên đó có thể ở được. Khi một căn nhà trở nên mục nát và không an toàn mà chủ không sửa lại hay không có khả năng sửa lại thì nhà nước sẽ đưa nó vào mục "condemned", tạm dịch là cấm sử dụng.
Khi đó thì chủ nhà chỉ còꦍn cách bán miếng đất đi mà thôi. Các khu chung cư cũng như vậy, khi nào mà bị cấm sử dụng thì các hộ dân cư cũng bị buộc phải bán, không có ai được ở nữa cả.
Việc sở hữu chung cư rất phổ biến ở mọi nơi trê♏n thế giới. Các điều luật liên quan tới sở hữu chung cư đã được hoàn thiện từ khá lâu và được vận hành trơn tru, không vấn♒ đề gì cả.
Ở Việt Nam, các căn chung cư cũ có nhiều người ở từ lâu nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng thì lại không ai chịu dời đi để bán miếng đất. Họ là nguyên nhân khiến các nhà làm luật thở dài lắc đầu và là lý do khi♕ến các căn chung cư bị người dân nhìn với ánh măt nghi ngại.
>> Không cố đấm ăn xôi ở nhà hẻm bảy tỷ đồng
Các đây ít lâu có câu chuyện về các cư dân ở một căn chung cư cũ ở quận 1, TP HCM sắp sập. Nhà nước yêu cầu cư dân rời đi, hỗ 𒅌trợ tiền thuê nhà và đăng đấu thầu để yêu cầu các công ty xây dựng tới nhận thầu. Lời kêu gọi đấu thầu đưa ra mấy năm mà chả có ai tới, chính quyền phải tới đối thoại với một nhóm cư dân quyết tâm "cố thủ", không chịu rời đi.
Nguyên nhân không có công ty xây dựng nào chịu nhận thầu khá đơn giản. Các bác cư dân ấy꧑ yêu cầu tái định cư tại chỗ và mua thêm diện tích dôi ra với giá ưu đãi. Kiếm đâu ra công ty nào chịu "đầu tư" vào một cái dự án như vậy?
Sở hữu chung cư, vì vậy, cần phải được luật hóa cụ thể như sở hữu công ty cổ phần, bao gồm cả mục tiền sửa chữa, khi nào buộc phải bán đất, chi phí bảo trì như thế nào. Các bác sắp mua chung cư có thể yên tâm, còn những người ngày xưa được phân một căn chung cư giờ nằm đó mộng mơ như các bác cố thủ ở chung cư quận một thì nên hiểu rằng, chính các bác ấy mới là nguyên nhân k🔥hiến cơ quan quản lý nhức đầu vì các căn chung cư.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.