Khoảng 16h15 ngày 1/5, xã Yên Thắng, Yên Hòa xảy ra giông lốc kèm mưa trong hàng chục phút. Đường kính viên đá 3꧒-4 cm rơi xuống các mái nhà tạo ra tiếng động lớn, một số chỗ 🐽đá phủ dày trên đất 2-3 cm.
Tại xã Yên Thắng, mưa đá kéo dài hơn 10 phút kèm giông lốc trong hai tiếng quét qua 7 bản khiến hơn 200 ngôi nhà bị hỏng ngói, thủng 🥂mái tôn. Chị Lô Thị Cúc Phương, trú bản Pủng, cho biết nhiều viên đá to bằng quả trứng gà. "Tôi hứng được cả chậu đem vào bỏ tủ thay đá lạnh", chị nói.
Ở các huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương chiều nay cũng xuất hiện mưa giông sau nh𓆏iều ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt ꦓđộ đến 40 độ C. Ông Nguyễn Văn Tâm, 42 tuổi, trú huyện Đô Lương, ví đây như "cơn mưa vàng giải nhiệt" sau chuỗi ngày oi bức.
Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm k𝔍iếm cứu nạn tỉnh Nghệ An Nguyễn Trường Thành lý giải đang thời điểm giao mùa nên các huyện miền núi thường xảy ra mưa đ𝐆á kèm giông lốc. Đơn vị đang yêu cầu các huyện bị ảnh hưởng thống kê thiệt hại để lên phương án hỗ trợ.
Một tháng qua, các huyện biên giới phía tây Nghệ An thường xuất hiện mưa đá, lốc xoáy. Ngày 13-15/4, lốc xoáy kèm mưa đá kéo dài 15-20 phút tại các xã Bảo Thắng, Bảo Nam, Huồi Tụ, Bắc Lý... khiến hơn 440 ngôi nhà hư h𒈔ỏng, tốc mái; 115 ha lúa, hơn 940 ha ng꧒ô, hoa màu và 880 ha rừng bị thiệt hại.
Mưa đá thường xuất hiện ở miền Bắc và Trung vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh (tháng 9-11) và từ lạnh sang nóng (tháng 3-5). Huyện Kỳ Sơn địa hình núi cao, rừng đan xen, là đ♍iều kiện lý tưởng cho đối lưu phát triển mạnh, hình thành mây vũ tích,𓆉 gây ra mưa đá.
Nghệ An nắng nóng kéo dài trong 5 ngày qua, phổ biến 35-38 độ C, nhiều nơi hơn 40 độ C, gió phơn Tây Nam thổi mạnh, độ ẩm trong không khí thấp. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu kết hợp hội tụ gió nên ngày và đêm 1/5, Bắc Bộ v🌞à khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa rào và giông, cục bộ có mưa 15-30 mm, có nơi trên 50 mm.