Irohazaka là một cặp đường đèo quanh co nối thành phố Nikko với vùng cao Oku-Nikko, thuộc tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Ảnh: IkidaneNippon.
Irohazaka là một cặp đường đèo quanh co nối thành phố Nikko với vùng cao Oku-Nikko, thuộc tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Ảnh: IkidaneNippon.
Tên gọi của địa danh này được tạo thành từ hai yếu tố. Trong đó, "i-ro-ha" là ba ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái 48 ký tự của tiếng Nhật trước đây; "zaka" có nghĩa là "độ dốc". Ảnh: IkidaneNippon.
Tên gọi của địa danh này được tạo thành từ hai yếu tố. Trong đó, "i-ro-ha" là ba ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái 48 ký tự của tiếng Nhật trước đây; "zaka" có nghĩa là "độ dốc". Ảnh: IkidaneNippon.
Con đèo được đặt tên như vậy bởi nó có 48 khúc cua, cũng là số lượng chữ trong bảng chữ cái Nhật Bản. Mỗi khúc cua được đặt tên với một ký tự tương ứng. Ảnh: IkidaneNippon.
Con đèo được đặt tên như vậy bởi nó có 48 khúc cua, cũng là số lượng chữ trong bảng chữ cái Nhật Bản. Mỗi khúc cua được đặt tên với một ký tự tương ứng. Ảnh: IkidaneNippon.
Những đoạn đường đầu tiên được xây dựng vào năm 1954 và 1965. Đến nay, dù con đường đã được hiện đại hóa và nới rộng nhưng số lượng khúc cua vẫn giữ nguyên. Đây là tuyến đường duy nhất nối thành phố Nikko với vùng Oku-nikko. Ảnh: Japankuru.
Những đoạn đường đầu tiên được xây dựng vào năm 1954 và 1965. Đến nay, dù con đường đã được hiện đại hóa và nới rộng nhưng số lượng khúc cua vẫn giữ nguyên. Đây là tuyến đường duy nhất nối thành phố Nikko với vùng Oku-nikko. Ảnh: Japankuru.
Đèo Irohazaka vào mùa thu nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps.
Hiện nay, con đường Irohazaka thứ nhất là lối đi xuống với 28 khúc cua có điểm dừng chân ngắm khung cảnh hai thác nước. Ảnh: Itchy Feet.
Hiện nay, con đường Irohazaka thứ nhất là lối đi xuống với 28 khúc cua có điểm dừng chân ngắm khung cảnh hai thác nước. Ảnh: Itchy Feet.
Đường Irohazaka thứ hai có 20 khúc cua, chỉ dành cho các phương tiện đi lên cao nguyên Akechidaira. Ảnh: IkidaneNippon.
Đường Irohazaka thứ hai có 20 khúc cua, chỉ dành cho các phương tiện đi lên cao nguyên Akechidaira. Ảnh: IkidaneNippon.
Tuyến cáp treo đưa du khách từ bãi đỗ xe ở cao nguyên đến đài quan sát Akechidaira trong 3 phút với giá 750 yên (khoảng 150.000 đồng). Ảnh: IkidaneNippon.
Tuyến cáp treo đưa du khách từ bãi đỗ xe ở cao nguyên đến đài quan sát Akechidaira trong 3 phút với giá 750 yên (khoảng 150.000 đồng). Ảnh: IkidaneNippon.
Từ đây, du khách có thể thấy núi Nantai, hồ Chuzenji và thác Kegon. Đây là nơi tốt nhất để nhìn ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên. Thời gian phổ biến nhất để đến Irohazaka là mùa thu, từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 khi lá cây bắt đầu thay đổi màu sắc. Ảnh: AmusingPlanet.
Từ đây, du khách có thể thấy núi Nantai, hồ Chuzenji và thác Kegon. Đây là nơi tốt nhất để nhìn ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên. Thời gian phổ biến nhất để đến Irohazaka là mùa thu, từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 khi lá cây bắt đầu thay đổi màu sắc. Ảnh: AmusingPlanet.
Một đoạn đèo Irohazaka nhìn từ trên cao. Ảnh: Pinterest.
Thông thường, mất khoảng 20 đến 30 phút lái xe để đi hết con đèo Irohazaka. Nhưng vào dịp cuối tuần, lượng du khách đổ về đây tham quan rất đông khiến thời gian có thể lên tới 4 giờ. Ảnh: Ảnh: IkidaneNippon.
Thông thường, mất khoảng 20 đến 30 phút lái xe để đi hết con đèo Irohazaka. Nhưng vào dịp cuối tuần, lượng du khách đổ về đây tham quan rất đông khiến thời gian có thể lên tới 4 giờ. Ảnh: Ảnh: IkidaneNippon.
Toàn cảnh vùng núi của tỉnh Tochigi. Ảnh: AmusingPlanet.
Kiều Dương
Theo Ikidane Nippon
- 10 điểm ngắm lá đỏ đẹp nhất Nhật Bản năm 2018
- Những lưu ý về đồ dùng 🍌cho chuyến đi ngắm lá đỏ Nhật Bản