Thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tối 30/11, mưa lũ đã làm 4 người chết, trong đó Bình Định 3 người, Kon Tum một người. 8 ngôi nhà bị sập, hơn 23.500 nhà bị ng🀅ập.
Về nông nghiệp, 455 ha lúa ở Phú Yên, 176 ha ở Bình Định, 188 ha hoa màu ở Quảng Nam, ꦚ90 ha Phú Yên 90 ha bị ngập, hư hỏng; gần 4.700 gia cầm chủ yếu ở Phú Yên và Bình Định bị ngập, chết.
Tại Bình Định, sáng 30/11, nước lũ tiếp tục dâng cao, ngập khoảng một mét ở nhiều nhà dân tại thôn Hưng Nghĩa, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước. Các tuyến🅘ꦿ đường ở huyện đều bị chia cắt, xe máy không thể đi lại. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an huyện dùng canô đưa người ở thôn đến nơi an toàn.
Tuy Phước là địa bàn ngập nặng n༒hất tại Bình Định do mưa lớn bốn ngày qua. Tỉnh lộ 640 chạy qua huyện nhiều đoạn ngập sâu 0,4 - 1,2m, khiến di chuyển của người dân gặp khó khăn. Họ phải thuê xe cơ giới để chở qua các đoạn ngập, với mức giá 50.000 đồng một người, một xe máy.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, ngoài Tuy Phước, huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn cũng ngập diện rộng, đỉnh tương đương đợt lũ lịch sử năm 2𒆙016.
Huyện Phù Cát bị ngập hơn 1.500 nhà, Tuy Phước ngập 11.000 nhà, thị xã An Nhơn ngập gần 3.000 nhà, thị xã Hoài Nh🍷ơn ngập hơn 500 nhà, huyện An Lão ngập gần 250 nhà, Hoài Ân ngập gần 1.500 nhà, TP Quy Nhơn ngập hơn 1.300 nhà. Rất nhiều tu🤪yến đường ở các địa phương này bị nước chia cắt.
Đến nay, TP Quy Nhơn đã dời 254 hộ với 683 người; Phù Cát di dời 36 hộ ở núi Gành, xã Cát Minh do ngọn núi này thường xuyên bị sạt lở; thị xã An Nhơn di dời 137 hộ ❀với 278 người đến nơi kiên cố. Ngoài ra, 66.000 học sinh tỉnh Bình Định không thể đến trường do lũ lụt. Hàng nghìn ha hoa màu bị ngập úng.
Đến trưa nay, toàn bộ 163 hồ chứa nước của tỉnh này đã qua tràn, trong đó 91 hồ đầy nước. Chủ ꩵtịch UBND Bình Định Ng🍸uyễn Phi Long chỉ đạo phải bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Địa phương cần chốt chặn những tuyến đường bị ngập; cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men; phương án sơ tán...
Mưa kéo dài trong nhiều ngày kèm với hồ chứa nước xả lũ cũng làm một số vùng trũng của Phú Yên ngập sâu. Sáng nay, mực nước sông Kỳ Lộ, huyện Đồng Xuân, vượt báo động 3. Nhiều khu dân💙 cư tại xã Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Quang 3 bị ngập sâu, có nơi gần nửa mét khiến một số nơi bị cô lập.
Tỉnh lộ 641, 642, 647 ngập nhiều đoạn hơn một mét. Hàng chục ngôi nhà chìm trong nước, có nơi hơn 1,5 m, cùng nhiều diện tích hoa màu hư hỏng. Trước tình hình nước lũ dâng cao, huyện Đồng Xuân đã sơ tán 1.900 người dân ở các điểm thấp trũng đ🍃ến nơi an toàn.
Chủ tịch UBND Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết đã thống nhất cho thuỷ điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ xả lũ, tổng lượng về hạ lưu có thể lên 9000 m3/giây trong vài giờ tới. Tuy nhiên, thuỷ triều có thể đạt đỉnh lúc 19h, nên tỉnh yêu cầu hai thuỷ điện xả lũ ꦐbảo đảm lượng nước về hạ lưu phù hợp lịch thủ🌼y triều, giảm thiệt hại cho người dân ở cuối nguồn.
Tại Khánh Hòa, mưa lớn từ chiều qua đến sáng nay khiến lượng lớn đất đá rơi trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành từ Nha Trang đi Cam Ranh (gần đèo Cù Hin) gây ách tắc giao thô🔯ng. Tỉnh phải tạm đóng một làn đường nơi đất đá rơi.
Tương tự, sáng nay, hàng trăm mét khối đất ở bờ taluy dương quốc lộ 27C, đoạn qua xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, bị sạt lở tràn xuống đường, chia cắt giao thông. Nhiều xe đã lựa chọn hành trình từ Lâm Đồng đi Khánh Hoà hoặc ngược lại trên quốc lộ 27 (qua N𒁃inh Thuận).
Ba ngày qua, huyện Krông Pa, Gia Lai cũng xảy ra mưa lớn. Từ tối qua đến nay, nước sông Ba dâng cao khiến 15 người dân ở Bình Định lên khu vực bãi cồn nằm trên sông Ba (thuộc địa phận xã Chư Gu và Chư Drăng, huyện Krông Pa) thuê đất trồng dưa bị mắc kẹ𝐆t. Sáng nay, tất cả đã được giải cứu vào bờ.
Sáng 30/11, lũ thượng nguồn đổ về, cộng với trời mưa lớn khiến một số tuyến đường ven sông Hoài, TP Hội An, Quảng Nam,🐭 bị nước lũ bủa vây. Gần trưa đường Bạch Đằng, Nguyễn Phúc Chu, Công Nữ Ngọc Hoa, Nguyễn Thái Học... ngập 20-100 cm. Dòng nước đục ngầu tràn vào nhà dân, hàng quán. Đây là lần thứ năm kể từ đầu tháng 10 TP Hội An bị ngập.
Ông Nguyễn Đình Tiến, nhà ở đường Bạch Đằng, làm nền cao hơn mặt đường 50 cm nhưng trong nhà ngập 40 cm. "Nước lũ tràn về từ chiều qua. Trước khi nước tràn vào, gia đình đã kê ca😼o tài sản nên không bị hư hỏng", ông nói và cho biết so với các lần trước, trận này nước dâng thấp nhưng thoát chậm.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch TP Hội An, nước lũ đạt đỉnh 1,59 m, trên báo động hai 7 cm và đang rút dần. Những ngày qua, địa phương mưa vừꦅa, song ở thượng nguồn sông Thu Bồn mưa lớn. Nước về lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 lớn nên chủ hồ đã vận hành xả, lúc cao nhất là 2.500 m3/giây. Trong khi đó thủy triều dâng cao, nước không thoát được nên Hội An bị ngập.
Sáng cùng ngày, người đàn ông lái ôtô 7 chỗ trên quốc lộ 14H, khi đến đường dẫn lên cầu Bà Ngân, nối xã Cẩm Kim (TP Hội An) và xã Duy Phước (huyện Duy Xuyên) thì bị ngập 0,6 m, dài 40 m. Tài xế cố chạy qua khiến xe bị lũ cuốn. May mắn tài xế thoát được ra ngoài, ôt🤪ô bị cuốn trôi 50 m.
Đến 9h cùng ngày, xe cứu hộ đến trục vớt ôtô đưa lên bờ. "Mỗi lần trời mưa kéo dài, tuyến đường dẫn lên cầu Bà Ngân lại bị ngập sâu, có đoạn trên một mét. Khu vực chiếc xe bị nước lũ ღcuốn trôi đã xói lở nhiều ngày qua", ông Huỳnh Ngọc Hùng, Chủ tịch xã Cẩm Kim, TP Hội An, nói.
ꦡMiền Trung và Tây Nguyên mưa lớn 4 ngày qua. Hôm 29/11, Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, lượng mưa đo được từ 206 mm đến 375 mm. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ảnh hưởng áp thấp và không khí lạnh, nhiễu động gió Đông trên cao, hôm nay miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục mưa rất to, từ 40 mm đến 200 mm, gây ngập úng, lũ quét, sạt lở nhiều nơi.
Nhóm phóng viên