Nhà bà La Thị Khôn (xã Vân Mộng, Lộc Bình) cóꦦ gần 2 ha hồi, một nửa là nh🥀ững cây to cao chừng 3-5 mét, tán xum xuê, 30-40 năm tuổi. Phần còn lại là những gốc hồi mới được trồng theo dự án trồng rừng Việt - Đức cách đây vài năm. Tất cả đều đã ra hoa.
Từ nhà bà Khôn vào đến vườn hồi phải đi bộ mất hơn 2 km đường đất. Trúng hôm trời mưa, con đường đất đỏ dính trở lên khó đi. “Rừng hồi nhà tôi còn gần chán, lên Mẫu Sơn người ta trồng hồi rất nhiều, tha hồ leo núi cao mới đến nơi🍷”, bà Khôn vừa đi vừa chia sẻ.
Hoa hồi thực chất là quả, mỗi hoa gồm 5-8 cánh hình thoi xếp thành hình sao hoặc naꩵn hoa. Loài cây này không mất nhiều công chăm sóc, chỉ việc lấy hạt hoặc cây con cắm xuống đất rồi để cây tự lớn. Thỉnh thoảng người dân đi phát quang cây bụi quanh gốc hồi, không cần phân bón.
Mỗi năm, cây hồi cho quả hai vụ là vào tháng 8 và tháng 4 âm lịch, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng. Hồi đậu trái ở cành nhỏ ngoài rìa, có cành đậu nhiều trĩu xuống, có cành mãi tận trên ngọn. Bà Khôn hái hồi đã quen nên rất nhanh tay, loáng cái đã hái xong vài cành thấp. Chọn một cây thân thẳng, có nhiều cành nhánh, bà thoăn thoắt trèo lꦡên, nhưng chỉ hái vài hoa đ💙ã tuột xuống.
“Trời mưa thân cây trơn lắm, cành hồi to nhưng giòn dễ gãy, để hôm khác nắng ráo đi hái mới được nhiều”, người phụ nữ trên 50 tuổi c🎃hia sẻ.
Anh Hoàng Văn Linh (Vân Mộng, Lộc Bình) cũng vào ⛦thăm rừng hồi. Năm nay hồi không sai nhiều bằng mọi nă﷽m, nhưng vẫn phải thu hái. Nếu để hồi trên cây quá vụ thì vụ sau tỷ lệ đậu quả thấp.
Sau khi thu hái hoa hồi người dân thường đợi đến các phiên chợ rồi bán cho thương láiꦕ với giá khoảng 8.000-10.000 đồng/kg, có lúc cao được 12.000 đồng/kg. Nếu không bán tươi, người dân có thể phơi qua vài nắng rồi bán khô, giá mỗi kg khoảng 20.000-23.000 đồng.
Cây hồi phát triển tốt tại Lạng Sơn do phù hợp với loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao. Người dân xứ Lạng gắn bó với rừng hồi kiểu cha truyền con nối. Trồng một lần và cho thu hoạch cả trăm năm sau. Riêng diện tích hồi Lạng Sơn đã chiếm hơn 70% của cả nước. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa, chế bi✤ến những đồ mỹ phẩm, hương🅺 liệu.
Vì thế, từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn, nhưng đến nhữ༒ng năm 80 của thế kỷ 20, cây hồi không được quan tâm do thị trường hẹp, không có đầu ra. Từ năm 1990 đến nay người trồng hồi tiếp tục phát triển loại cây đặc sản này, những vụ hồi về sau bắt đầu khởi🔥 sắc.
Anh Tuyên (Vân 🍌Mộng, Lộc Bình) nhẩm tính: “Một người mỗi ngày hái trung bình được 30 kg với giá 10.000 đồng, bán đi đã thu về 300.000. Hết vụ hồi, hầu như nhà nào ít nhất cũng được gần chục triệu tiền đồng. Giờ trẻ con bắt đầu đi học, lấy tiền bán hoa hồi để sắm sửa, đóng góp cho các cháu bằng bạn bằng bè”.
Hồng Vân