Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bang Utah phân tích những mẫu vi nhự💯a thu thập trong 14 tháng tại 11 công viên quốc gia và các khu vực tự nhiên được bảo vệ thuộc bang Arizona, Wyoming, Idaho, Colorado, California, Utah và Nevada. Họ tìm hiểu nguồn gốc nhựa phát tán vào khí quyển, theo dõi quá trình chúng di chuyển và lắng xuống. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science hôm 12/6.
Theo ước tính, 11 tỷ tấn nhựa sẽ tích tụ trong môi trường trong vòng 5 năm tới. Phần lớn số nhựa này sẽ trở thành chất ô nhiễm. Nhóm nghiên cứu cho biết, các hạt vi nhựa có thể được vận chuyển khắp thế giới giống như cách gió và mưa mang♋ bụi đi xa.
Vi nhựa lắng dạng ướt là loại trút xuống theo mưa, có kích thước lớn nhưng số lượng ít hơn. Những cơn bão theo vùng miền góp phần phân tán những hạt vi nhựa này khi chúng quét qua các trung tâm đô thị và vùng đất dễ xói mòn. Vi nhựa lắng dạng khôꦰ là loại được vận chuyển nhờ các hiện tượng khí quyển khô, ví dụ gió. Chúng có khả năng phân tán rộng trên thế g🎶iới giống như bụi.
Vi nhựa được tìm thấy trong 98% số mẫu xét nghiệm lấy từ các vùng đất được bảo vệ ở Mỹ. Phần lớn chúng giống với nhựa dùng cho quần áo. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy loại nhựa dùng cho đồ gia dụng, thảm lót xe và loại ⛄dùng trong công nghiệp. Với những công viên có lượng du khách lớn, nhóm nghiên cứu cho rằng lượng nhựa mà họ để lại cũng góp phần vào tổng số vi nhựa tích tụ.
Nghiên cứu mới chỉ ra, thế giới sản xuất 348 triệu tấn nhựa năm 2017 và con số này tăng 5% mỗi năm. Nhựa có thể vỡ thành các mảnh nhỏ rồi xâm nhập sông hồ, khí quyển, biển. Các chuyên gia cũng cho rằng điều này có thể dẫn tới tình trạng giảm đa dạng s෴🀅inh học.
Nhựa rất bền và tích tụ dần trong khí quyển qua thời gian dài. ཧVi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, thậm chí ở những địa điểm cách rất xa nơi xuất xứ. Việc tìm hiểu nguồn gốc của vi nhựa trong khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc🔯 tìm ra các giải pháp làm giảm ô nhiễm nhựa.
Thu Thảo (Theo CNN)