Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa trên đất liền hàng năm. Ít nhất 10% số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy, hay nói cách khác là đổ xuống các🥂 kênh mương, sông suối khiến Việt Nam là một trong 5 nguồn gây ô nhiễm nhựa đại dương hàng đầu thế giới. Hơn 60% các loại rác thải nhựa là nhựa dùng một lần.
Nói về thực trạng sử dụng đồ nhựa tại Việt Nam, độc giả Võ Thị Kim Chi bày 💯tỏ sự lo ꧒ngại: "Tôi thấy nhiều nước láng giềng của chúng ta đã áp dụng việc giảm rác thải nhựa bằng cách hạn chế xài túi nilon trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ mới hô khẩu hiệu như giăng băng rôn, tuyên truyền miệng qua radio. Thực tế, cần phải có sự can thiệp sâu của chính quyền thì mới thay đổi được ý thức của người dân.
Hầu hết từ các cửa hàng lớn, nhỏ, đa ngành ở ta (chứ không riêng gì kinh doanh ăn uống), đến các gánh h𒁃àng rong đều xài túi nilon, ly nh🍎ựa... một cách vô tội vạ. Người Việt đi xe máy có cốp chứa được nhiều đồ, nhưng mua một vỉ thuốc, một gói bim bim cũng có kèm theo một túi nilon. Nếu trong một ngày các bạn đi chợ, đi mua đồ tiêu dùng, mua trái cây... thì thử đếm xem có bao nhiêu chiếc túi nilon phải cho vào thùng rác?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hung Nguyen cảnh báo tình trạng thiếu ý thức bảo vệ môi trường: "Vấn đề ở Việt Nam là rất nhiều người chỉ bảo vệ môi trường bằng bàn phím và bằng miệng. Lấy ví dụ một sản phẩm rất thông dụng là pin. Ở TP HCM hay Hà Nội, tôi ꦍđể ý thấy có ít nhất vài chục điểm thu gom pin cũ để tái chế. Có đến hàng chục công ty tổ chức thu gom tái chế pin và thông tin công khai trên mạng. Tôi tìm từ khóa 'thu gom pin cũ' trên Google, chỉ chưa đầy một giây đã trả về tám triệu kết quả. Chỉ mất vài phút tìm kiếm trên mạng là ai cũng có thể biết tới những dịch vụ như thế, thế nhưng rất ít người chịu làm".
"Từ năm có đại dịch Covid-19, tôi đi uống cà phê, sinh tố, thấy tất cả đều sử dụng cốc nhựa dùng một lần. Tất nhiên, việc đó đem lại hiệu quả phòng dịch, nhưng khối lượng rác thải nhựa sẽ ngày càng đè nặng lên môi trường. Vấn đề phân loại rác hầu như không🌌 được người Việt quan tâm, bắt tay vào làm vì nếu tôi có phân loại thì người ta v𝓡ẫn thu gom chung. Đường xá cũng thiếu thùng rác công cộng, nên người ta rác vứt trên đường rất nhiều.
Ở các vùng quê trước đây, người ta thường tự xử lý rác hữu cơ, nay đem gom lẫn các loại rác khác, đổ thành những đống rác lớn ở cánh đồng gây ô nhiễm diện rộng. Vấn đề trầm trọng đến mức nông dân như mẹ tôi còn phàn nàn, bà luôn tự xử lý rác hữu cơ bằng cách đào một hố cho tự phân hủy, vì không khí thoáng đãng và có nắng nên không hề có mùi. Rác hữu cơ mà đựng trong túi nilon vứt ra môi trường thì bốc mùi kinh khủng. Bao giờ các ban ngành mới có chiến dịch đồng bộ về môi trường, khi chúng ta đang ngày càng quá tải vì ô nhiễm", độc giả Phạm Minh nói thêm.
>> 'Một cây chả, ba lớp nilon'
Khi nào người Việt hiểu được mức độ trầm trọng của ô nhiễm môi trường trong thời điểm hiện tại chứ không cần chờ thêm cả thập kỷ, thế kỷ nữa? Bạn đọc Bùi Thu Hiền nhấn mạnh: "T⛄ôi nghĩ vai trò của các doanh nghiệp trong việc tác động đến thay đổi hành vi của khách hàng là rất lớn. Giả sử ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... chỉ cần mọi nhân viên thu ngân đều hỏi khách hàng một câu: "Anh, chị, cô, chú có cần dùng túi bóng không ạ?". Ngay cả khi khách hàng có thói quen sử dụng túi nilon thì khi bị hỏi nhiều mỗi khi ඣmua sắm, họ sẽ phải chú ý, cảm thấy ngại và dần dần từ bỏ thói quen đó.
Hay chúng ta cũng chỉ cần một câu gợi ý được in trên nhãn sản phẩm như tôi thấy ở lọ mứt mua ở nước ngoài: "Hãy bóc nhãn ở đây (kèm mũi tên) và tái sử dụng lại lọ này". Tôi có thể bóc nhãn đi một cách dễ dàng, và có ngay một cái lọ xinh xắn để dùng lâu dài. Nhưng việc có cái lọ không quan trọng bằng thông điệp mà doanh nghiệp gửi đến c💧ho khách hàng như một cách định hướng người tiêu dùng.
Nhưng doanh nghiệp ở nước ta dường như đang tận dụng sự dễ dãi của luật pháp về bảo vệ môi trường và cả của khách hàng để mặc sức kinh doanh. Hãy nhìn cách họ đóng gói sản phẩm, tầng tầng lớp lớp bao bì một cách không cần thiết. Chưa kể nhiều thương hiệu c𒊎òn làm sang bằng bao bì. Điển hình là cứ đến mùa trung thu, nếu bạn mua một chiếc bánh hạng sang, sẽ th🌳ấy nó được bao bọc bởi rất nhiều lớp vỏ nhựa hào nhoáng, màu mè.
Tôi rất ngạc nhiên rằng tại sao ít ai nhận thấy rác nhựa đang bủa vây chúng ta, ngay tại đây và chính thời điểm này, chứ không phải trong vòng thập kỷ hay thế kỷ nào cả. Đi bộ ngoài đường, tôi đã quen với việc bị chuột chạy va vào chân. Rác rưởi xung quanh vứt la liệt, trong đó có rất nhiều 🔥hộp túi nhựa dùng lần còn sót lại đồ ăn, nên chuột nhiều là đương nhiên. Chúng ta không nhìn thấy sự dơ bẩn hay chúng ta có thể chấp nhận sống chung với sự dơ bẩn ấy?".
Cần những hành động tổng thể, đồng bộ từ cả cơ quan quản lý lẫn người dân để cải thiện vấn nạn rác thải nhựa ở Việt Nam, đó là quan điểm của độc giả Lê Lâm: "Đây là vấn đề chung của toàn xã hội, nên liênꦦ quan tới cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng, liên quan đến nhiều bộ, ngành. Nếu không có giải pháp tổng thể, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được triệt để.
Ví như cần có quy định siêu thị phải có túi tự hoại khi cung cấp hàng hóa cho k♑hách hàng thì mới được phép kinh doanh; với các loại pin, các vật dụng có chứ chất dễ nhiễm độc, khi hết hạn sử dụng thì nơi bán hàng phải có trách nhiệm thu gom thì mới tiếp tục được kinh doanh; hàng thực phẩm nếu để thải ra môi trường gây ô nhiễm thì chủ nhân sẽ bị phạt, cũng như đổ rác không đúng nơi quy định, không phân loại rác thải.... Còn như hiện nay, chúng ta chỉ làm theo kiểu đến đâu hay đến đấy, cắt xén, riêng lẻ, giải pháp tình thế, thì dù có bàn cãi, tranh luận thế nào, câu chuyện rác thải nhựa cũng vẫn không thể có hồi kết".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.