Sáng 2🌃7/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật B🉐ảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Tại dự thảo mới, Chính phủ đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội không quy định thành số tiền tuyệt đối mà sử dụng mức tham chiếu tính BHXH để thay thế cho mức lương cơ sở. Mức tham chiếu tính BHXH được tính bằng 1,8 triệu đồng từ 1/7/2024 thay thế cho mức lương cơ sở quy định tại luật năm 2014.
Mức này được điều chỉnh theo quy đị♐nh của Chính phủ trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng của ng♛ân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh này thống nhất với thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Đại biểu Trần Khánh Thu (Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Thái Bình) cho rằng khi Nhà nước thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024. Chính phủ đề xuất bổ sung khái niệm về mức tham chiếu thay cho mức lương cơ ♓sở và bổ sung quy định ở các điều liên quan, tuy nhiên nội dung này chưa được đánh giá tác động đầy đủ, nhất là giai đoạn sau khi cải cách tiền lương.
Bên cạnh đó, các đơn vị sꦡự nghiệp công lập hoạt động tự chủ cũng chưa có cơ sở để điều chỉnh mức đóng cho người lao động. "Tôi đề nghị xem xét thông qua dự thảo luật này tại kỳ họp 8 vào cuối năm nay để có thời gian đánh giá sự ổn định, tác động thực tế của cải cách tiền lương với chính sách BHXH cũng như luật liên quan", đại biểu Thu nói.
Theo🍨 bà Thu, Chính phủ, Quốc hội cũng có thêm thời gian để nghiên cứu, đánh giá tính phù hợp giữa Luật BHXH sửa đổi và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi sắp trình Quốc hội cho ý kiến. Luật BHXH mới chỉ nên ban hành khi đảm bảo an sinh xã hội của người dân, quyền lợi của người lao động trên cơ sở đóng - hưởng, tạo sự an tꦜâm cho người dân và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH trong dài hạn cũng như khả năng ngân sách qua từng thời kỳ.
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Chuyên trách Ủy ban Kinh tế) cũng cho rằng tiền lương là căn cứ quan trọng để quy định mức đóng - hưởng BHXH. Tuy nhiên, nội dung này đ𝓀ang được xây dựng trên cơ sở vị trí việc làm và chưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bà phân tích dự thảo bổ sung mức tham chiếu thay cho mức lương cơ sở 𒅌để tính mức đóng - hưởng BHXH, nhưng báo cáo chưa làm rõ nguyên tắc xác định mức tham chiếu và chưa nói mức tham chiếu thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương. Trong khi đó, mức đóng, hưởng BHXH cầ🦋n tiền lương cố định làm cơ sở tính toán.
"Nếu áp dụng mức tham chiếu sẽ không khả thi, nhất là khi các cơ quan cần xác định dự to༺án kế hoạch về BHXH trung hạn. Tôi đề nghị cân nhắc thông qua dự luật trước khi bảng lương mới được Nhà ꦓnước ban hành", bà Thơ nêu quan điểm.
Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum) cũng chưa đồng tình với mức tham chiếu 1,8 triệu đồng từ 1/ꦫ7/2024 tha🌄y thế cho mức lương cơ sở để đóng BHXH. Theo bà, từ 1/7 năm nay, bình quân tiền lương chung tăng 30% nên cơ quan soạn thảo cần đánh giá toàn diện. "Cải cách thì tiền lương tăng, lương đóng BHXH cũng phải tăng theo, vì sao lại đề xuất mức tham chiếu như vậy", nữ đại biểu đặt vấn đề.
Đề xuất mức tham chiếu cũng chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình. Trong báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật, Ủy ban nêu Nghị quyết số 27/2018 về cải cách chính sách tiền lương quy định "mức lương cơ 💫sở" sẽ được bãi bỏ. Do đó, căn cứ thực hiện được điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ BHXH đã không còn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng một số nguyên tắc cụ thể xác định m💜ức tham chiếu để thực hiện từ ngày 1/7, đảm bảo hài hòa và đặt trong mối tương quan chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚợ giúp xã hội. Chính phủ cần bổ sung quy định mức tham chiếu dưới dạng nguyên tắc tính vào thời điểm cải cách tiền lương, điều chỉnh cho các năm hoặc giai đoạn tiếp theo trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ BHXH.
Từ ngày 1/7, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm thay vì hệ số cào bằng hiện nay. Cuối năm 2023, cả nước có gần 2,78 triệu lao động khu vực nhà nước đang đóng BHXH bắt b𒉰uộc, không gồm lực lượng vũ t𒀰rang.
"Nên cho lao động thất nghiệp vay không lãi hoặc lãi suất thấp"
Dự thảo đưa ra hai phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần. Phương án một là phân loại hai nhóm lao động để giải quyết rút BHXH một lần. Người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) sau ꦫ12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút. Người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau 1/7/2025 không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định.
Phương án hai là lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để 🔯sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Phó giám đốc Sở Tư pháp TP HCM) cho rằng cả hai phương án đều không ổn. Vấn đề mấu chốt hiện nayꦰ là chưa có chính sách chăm lo cho người lao động khiến họ muốn rút BHXH một lần để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Khi bản thân hoặc gia đình ốm đau, nhiều người phải nhắm mắt vay tiền xã hội đen nên cần cân nhắc khi không cho người lao động được quyền lựa chọn rút BHXH một lần.
Nhằm hạn🍨 chế ồ ạt rút BHXH một lần, nữ đại biểu đề xuất giao Bảo hiểm x💜ã hội phối hợp với Ngân hàng chính sách hỗ trợ cho người lao động được vay không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp. Mức vay tối đa bằng số tiền họ được hưởng nếu rút BHXH một lần và đây sẽ như một sự đảm bảo cho khoản vay.
"Thủ tục vay vốn phải rất đơn giản, không cần♈♔ chứng minh tài sản, thu nhập. Nếu người lao động không đồng ý vay thì nên cho họ được rút BHXH một lần để chi tiêu cho cuộc sống", bà Hạnh nói.
Đại biểu Nguyễn Thị🤪 Yến Nhi (Phó đoàn Bến Tre) cũng đề nghị cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi cho người lao động mất việc làm, bệnh tật, để họ vượt qua khó khăn trước mắt.
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được Quốc hội thảo luận tạiཧ kỳ họp tháng 10/2023, dự kiến thông qua ngày 25/6 và có hiệu lực từ 1/7/2025.