Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ sáu, 20/1/2017, 14:19 (GMT+7)

Muôn kiểu thả cá chép ngày ông Công ông Táo

Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23/12 âm lịch, người Hà Nội lại mang cá ra sông, ao hồ phóng sinh, "tiễn ông Táo về chầu trời♔".

Theo quan niệm dân gian, cá chép - "phương tiện của ông Công ông Táo lên thiên đình tâu với Ngọc Hoàng những việc làm năm qua của gia chủ" - phải được thả trước 12h ngày 23 âm lịch. Sau lễ cúng tại nhà, người dân mang cá phóng sinh ở sông, ao hồ. Trước khi thả cá, nhiều người thường chắp tay khấn vái. Ảnh: Gia Chính.

Có người vừa bê chậu cá, vừa lẩm nhẩm khấn vái, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.

Theo quan niệm dân gian, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng🍰 trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở gian bếp của người Việt xưa. Trong ngày Tết ông Công ông Táo, người dân thường cúng 3 con cá chép sống.

Tại hồ Giảng Võ, những người thả cá cố gắng chọn chỗ nước sạch với hy vọ🥂ng cá sống sót.

So với những n🐓ăm trước, người dân đã rất ý thức trong việc thả cá. Không còn tràn lan cảnh ném, đổ ụp hay vứt cả túi nylon cùng cá xuống hồ nữa.

Thay vào đó, cá được thả từ từ ở chỗ nước sạch để tăng cơ hội sống sót.

 

Người phụ nữ này đã cố gắng tiếp cận mặt nước,♊ nhẹ nhàng đưa từng con cá ra khỏi túi nylon và thả xuống mặt nước. 

ওTuy nhiên, cũng có người chưa thực sự trân trọng sự sống của đàn cá, nên phóng sinh cẩu thả.

Ở những chỗ khó tiếp cận bờ sông, như cầu Long Biên, Chương൲ Dương, người dân đã sáng tạo cho cá vào trong xô rồi dòng dây xuống mặt nước.

Đàn cá chép này của nhiều gia đình. Cá phần lớn được thương ♕lái mua từ làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc,💙 Cẩm Khê, Phú Thọ).

Duới gầm cầu Chương Dương 🌠rất đông người ra thả cá. Sau Tết ông Công ông Táo, người dâ🐭n lại chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Người Hà Nội thả cá chép bằng cần câu
 
 

Thả cá chép bằng cần câu.