Cứ 10 người thì 8 người trong chúng ta gi♈ữ điện thoại di động cạnh mình qua đêm và một nửa dù♐ng nó để làm đồng hồ báo thức, một nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại ảnh hưởng của việc này, ít nhất là làm chúng ta "t𝓰ăng cảnh giác" vì giấc ngủ bị quấy nhiễu và không được ngủ sâu để hồi phục sức khỏe. Nó cũng có thể kích hoạt chứng mất ngủ và hàng loạt vấn đề về giấc ngủ khác.
"Hầu hết mọi người sẽ ngủ tốt hơn nếu phòng ngủ không có điện thoại di động và những thiết bị điện tử khác", tiến sĩ Guy Meadows, chuyên gia về chứng mất ngủ tại The Sleep School ở London (Anh)༺ cho biết. Ông Meadows thường để điện thoại ở bếp buổi đêm.
Một ý kiến khác gây tranh cãi hơn khi cho rằng ngủ cùng điện thoại trên giườ🌃ng có🦹 thể gây chóng mặt và nhức đầu.
Theo 𒐪bác sĩ Charles Czeisler, chuyên gia về giấc ngủ tại ĐH Harvard (Mỹ), vấn đề chính khi để điện thoại trong phòng ngủ là ánh sáng, đặc biệt là các loại điện thoại đời mới, với màn hình chất lượng tốt,๊ độ sáng cao. Nó cản trở nhịp sinh học của cơ thể, đánh lừa cơ thể tin vẫn là ban ngày.
"Ánh sáng kích thích các tế bào trong võng mạc, khu vực nằm sau mắt để truyền thông điệp đến não. Các tế bào nhạy cảm ánh sán♚g truyền thông tin đến cơ thể chúng ta thời gian này là lúc nào", tiến sĩ Meadows giải thích.
Điều này kiểm soát việc giải phóng hoóc môn𓆏 melatonin - loại hoóc môn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, và hoóc môn thức dậy là cortisol. Tất cả ánh sáng nhân tạo, dù là từ bóng đèn tiêu chuẩn hay dải huỳnh quang, đều được cho là ngăn sự giải phóng melatonin, khiến chúng ta thức lâu hơn. Và ánh sáng từ điện thoạ♐i có thể còn ảnh hưởng lớn hơn.
✃Tại sao lại như vậy? "Hầu hết chúng ta nghĩ ánh sáng thông thường màu trắng, nhưng nó được tạo nên từ các màu sắc khác nhau của nhiều bước sóng", giáo sư Debra Skene, một chuyên gia về thần kinh nội tiết học tại ĐH Surrey (Anh) giải thích. Ánh sáng phát ra t🐓ừ điện thoại, máy tính bảng và sách điện tử chứa một lượng lớn màu xanh, càng có hiệu ứng kích thích hơn.
"Chúng ta biết điều đó vì một loại tế bào gọi là melanopsin - tế bào trong võng mạc - nhạy cảm nhất với ánh sáng màu xanh", giáo sư Skene nói.
Đây là lý do đọc thứ gì đó trên điện thoại hay máy tính bảng trước khi đi ngủ khiến bạn thức lâu hơn là đọc sách có đèn đặt cạnh giường, và cũng là nguyên nhân cá🍰c chuyên gia về giấc ngủ khuyên mọi người không nên nhìn vào màn hình 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.
Vương Linh (theo Huffingtonpost.co.uk)