Tuần trước, 35 hồ sơ hầu hết điểm 10 nhưng không đủ điều kiện dự tuyển lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội - Aꦑmsterdam gây xôn xao. Lý do là những em này được đánh giá ও"Hoàn thành" ở một số môn bậc tiểu học, thay vì "Hoàn thành tốt" như yêu cầu.
Nhiều phụ huynh nói sốc vì đã đầu tư cho con học thêm, theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài. Các bố mẹ cho rằng việc đặt yêu cầu tuyệt đối về thành tích ở tiểu học là quá khó, đề xuất nới lỏng tiêu chí vòng hồ sơ để con em 🐽họ được thử sức.
Thầy giáo Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết gần như địa phương nào cũng có một số tr♉ường THCS tiên tiến, chất lượng cao, dù tên gọi khác nhau. Những trường này được tuyển sinh trái tuyến bằng cách xét học bạ, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai.
Hà Nội có năm trường THCS công lập chất lượng cao, gồm Thanh Xuân, Lê Lợi, Nam Từ Li🏅êm, Cầu Giấy và hệ THCS, trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam. Tất cả đều đặt tiêu chí về điều kiện đầu vào, dùng điểm học b♍ạ để sàng lọc thí sinh. Những em qua vòng hồ sơ mới đủ điều kiện thi tuyển. Ở TP HCM có hai trường tuyển sinh theo cách tương tự, gồm THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (tuyển lớp 6), và THCS Trần Quốc Toản 1.
"Các trường này có cơ💃 sở pháp lý khi đặt điều kiện đầu vào hay tổ chức t💯hi tuyển", ông Ngai khẳng định.
Chẳng hạn trường chuyên Trần Đại Nghĩa yêu cầu học sinh phải đạt điểm 9 môn Toán và tiếng Việt năm lớp 5 mới được dự tuyển. Khoảng 4.000 học sinh qua vòng hồ sơ sẽ làm bài khảo sát nă🍌ng lực để giành 500 suất vào lớp 6.
Trường Hà Nội - Amsterdam mỗi năm nhận vài nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển, có năm lên đến 5.000. Chỉ tiêu cho lớp 6 là 200 học s🙈inh. Sau khi sàng lọc học bạ, khoảng 2.000 em được thi tuyển.
Theo các chuyên gia, việc các trường sàng lọc trước khi thi là phổ biến, hợp pháp bởi số học sinh đăng ký gấp nhiều lần chỉ tiêu. Bố mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định con tham gia cuộc đua học hành🐽 từ sớm.
Các trường THCS chất lượng cao giúp đa dạng hóa mô hình tr🎶ường lớp, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm học sinh, tiến sĩ Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nhận định.
Thông thường, học sinh ở xã, phường nào sẽ vào trường THCS công lập khu vực đó, gọi là 🧔tuyển sinh theo tuyến. Điều này tạo sự thuận tiện về di chuyển, nhưng cũng có thể khiến một số học sinh năng lực vượt trội không được phát triển trong môi trường phù hợp.
"Trường chất lượng ca☂o ra đời tạo cơ hội cho nꦛhững em học giỏi, đáp ứng tiềm năng của người học, từ đó cũng giúp giáo dục phát triển", bà Thơ nói.
Vì thế, các phụ huynh muốn con em theo học các trường này cầ▨n chấp nhận "luật chơi", theo tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
"Cá൲c trường có quyền đưa ra yêu cầu tuyển sinh, không có chế độ đặc biệt cho bất kỳ học sinh nào. Đó mới là công bằng. Chuyện học sinh không đáp ứng tiêu chuẩn của trường và bị loại là bình thường", bà Hương nói.
Ngay cả khi bỏ vòng sơ tuyển dựa trên học bạ, cho tất cả thí sinh thi tuyển, mức độ ꧂khốc liệt cũng không giảm, theo bà Hương. Bà khẳng định khi nhu cầu vào trường c🉐họn cao gấp nhiều lần khả năng đáp ứng, cuộc đua vào trường tất yếu căng thẳng.
Tuy nhiên, là người nhiều năm sâu sát với cấp tiểu học, thầy Đào Chí Mạnh, hiệu trưởng trường Tiểu học Hội Hợp B, Vĩnh Phúc, cho rằng nên bỏ vòng sơ tuyển. Lý do là trong suốt 5 năm học, học sinh nhỏ không tránh khỏi những giai đoạn chểnh mảng,🍃 ốm đau, khó duy trì thành tích.
"Một đứa 🍬trẻ rất khó để giỏi tất cả môn học. Để có học bạ toàn diện như vậy, các em đã phải học rất nhiều, cả trên trường và lớp học thêm", thầy nói.
Thầy Ngai của TP HCM khuyến cáo phụ huynhꦜ nên định hướng cho con dựa trên khả năng thực tế, đừng quá kỳ vọng hoặc ép buộc.
"Nếu con không vào trường chọn, bố mẹ cũng không 🅠cần quá căng thẳng, bởi các em vẫn được vào trường c🧔ông lập theo tuyến", ông nhắc nhở. Những gia đình có điều kiện còn có thể cho con vào tư thục, học chương trình nước ngoài.
Lứa tuổi tiểu học là gꦺiai đoạn trẻ cần được phát triển thể chất, tinh thần, các kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc (EQ), hơn là chỉ kiến thức học thuật. Nếu bị thúc ép nhiều hoặc bị thất vọng, các em sẽ đối diện áp lực tâm lý từ sớm, các nhà giáo dục cảnh báo phụ huynh. Tổn thương tâm lý của trẻ không phải thứ có thể nhìn được ngay, nhưng hậu quả để lại rất nặng nề.
Bà Thơ nhận định các thành tích ở tiểu học mang tính chất không bền vững, không phải thước đo tài năng. Những gì trẻ làm được giai đoạn này chỉ phản ánh tiềm năng về nhận thức,♛ tư duy.
"Nếu chỉ dựa vào một số thành tích học thuật, tin rằng𝕴 con có khả năng vượt trội, rồi đua vào trường chọn, kết quả có thể không phù hợp với năng lực thật sự của trẻ", bà Thơ khuyến cáo.
Thanh Hằng - Bình Minh