Việt Nam đang trong tiến trình chuyển đổi chung của thế giới, với những cam kết và sức ép lớn đến từ bên ngoài. Cụ thể, tại COP26, Chính phủ Việt Nam có những cam kết quan trọng như đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Mức giảm này có thể còn lên đến 27% khi có hỗ trợ quốc tế và thực hiện các cơ ♍chế hỗ trợ theo Thỏa thuận Paris. Tiếp đó, đến năm 2040 sẽ loại bỏ dầജn sản xuất điện bằng nhiên liệu than và cuối cùng là đến 2050 sẽ đưa mức phát thải ròng về 0.
Trong bữa ăn trưa ở diễn đàn,💝 chuyên gia của một tập đoàn tư vấn quốဣc tế nhận xét với tôi "mục tiêu của Việt Nam là đầy tham vọng". Cách nói phản ánh sự nghi ngờ của anh về khả năng đạt được mục tiêu. Anh nói, nhiều nước đang hụt hơi trong cuộc đua này, và kinh nghiệm mà công ty tư vấn của anh trải nghiệm là thất bại nhiều hơn thành công.
Tôi hoàn toàn chia sẻ góc nhìn này trong quá trình làm nghiên cứu về tài🐲 chính xanh của mình. Rất nhiều dự án đã thất bại vì sự đắt đỏ của chuyển đổi xanh cũng như cách thực hiện. Vài năm gần đây, với nhận thức tăng lên của thị trường tài chính về hỗ trợ kinh tế xanh, mọi việc đã dễ dàng hơn ở đầu vốn (dù không dễ như nhiều người tưởng), nhưng đầu thực thi dự án không hề đơn giản.
Hai bài học tô🌃i nhận thấy từ những tổ chức triển khai là: tư duy ở cấp thực hiện thấp nhất còn yếu♏, và những giải pháp xanh - sạch lại không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đối tượng cần thực hiện nhất. Ví dụ, trong trường hợp các dự án phân loại rác, người thực hiện cuối cùng nhận ra là nỗ lực của họ trở thành "số không" khi mà chính người thu gom rác lại không phân loại.
Cò🍌n nói về chuyện trồ🌜ng rừng, chính một bạn làm dự án phi lợi nhuận ở Việt Nam và một người bạn của tôi làm nghiên cứu môi trường ở Anh có cùng nhận định, ở một vài nước đang phát triển, chính người ở địa phương có khi là người sống nhờ phá rừng.
Những thực tế sinh động đó nhắc tôi tới câu nói của Tiến sĩ Trương Văn Phước trong hội thảo "Tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon" diễn ra hôm 6/9. Ông nói rằng chuyển đổi xanh hay hành trình đi đến phát thải ròng bằng không phải thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Nghĩa là những gì tốt đẹp nhất mà chúng ta mong muốn về môi trườ🌸ng, con đường đi đến kinh tế xanh, tương thích với điều kiện áp dụng ở từng địa phương.
Trong khi phần lớn doanh nghiệp trong xã hội còn là doanh nghiệp nâu - là các doanh nghiệp tạo ra khí thải và gây ô nhiễm môi trường, mô hình kinh doanh của đa số còn là mô hình nâu, cần có những cú hích chính sách để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi cả về mô hình kinh doanhꦉ, công nghệ và suy nghĩ. Những thay đổi đó phải đi xuống được tới cấp thi hành chứ không dừng lại ở những người lập chiến lược, ra đầu bài. Nếu không, những dự án, những khoản tiền chi ra để chuyển đổi xanh coi chừng chỉ dừng ở mức nói chứ không làm, hoặc làm cho có, đối phó, theo phong trào, chứ không đi vào thực chất. Đó sẽ là sự lãng phí cơ hội và nguồn lực để chuyển đổi nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng xanh.
Phát biểu tại Diễn đàn HEF 2023, ông Phạm Bình An, Viện phó Viện nghiên cứu phát triển TP HCM cũng chỉ ra nhiều ví dụ về mặt thực thi chính sách hiện nay, đó là thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải đã được hình thành nhưng chưa có tính liên kết và còn nhiều vướng mắc về giấy 𒐪phép thực hiện, doanh nghiệp muốn đầu tư năꩵng lượng sạch nhưng biểu giá điện từ năng lượng tái tạo chưa đủ hấp dẫn.
Ở mặt thị trường tài chính, những thảo luận về trái phiếu xanh, cho vay xanh, thị trường tín chỉ carbon, hình thành trung tâm tài chính xanh ở TP HCM chỉ mới ở mức thúc đẩy về mặt quan điểm, nhưng về chính sách, ngay cả một cơ chế thử nghiệm theo mô hình sandbox vẫn chỉ đang trên các bàn 🐼thảo, đề án. Chúng ta đang muốn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, mô hình tăng trưởng mới, cần nhiều thử nghiệm, nhưng cách làm vẫn đang vận hành theo tư duy quản lý và thực thi của một nền kinh tế nâu.
Không thể xa🔥nh khi đầu còn nghĩ nâu. Mà muốn thay đổi cách nghĩ, những người lập chiến lược phải làm sao nghĩ ra cách để những người từng làm xanh, nghĩ xanh ở nhiều nơi trong và ngoài nước được kết nối với những nơi cần thực hiện các chính sách, xóa đi cách "nghĩ nâu",﷽ "làm nâu".
Nghe chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu về vấn đề kinh tế xanh, điều mà tôi tâm đắc là việc ông nhắc đi nhắc lại từ "kết nối". Không chỉ TP HCM mà bất kỳ địa phương nào muốn triển khai kinh tế xanh, thì cơ quan hoạch định và quản lý chính sách phải đổi từ vai trò đặt đầu bài sang vai trò kết nối, để những sáng kiến, mô hình kinh doanh, công nghệ xanh có thể đi vào thực chất chứ không chỉ nằm trên giấy. Chỉ có cách tiếp cận kết nối và kiến tạo, dám thử nghiệm mô hình mới thì mới có thể gỡ được các ♎điểm nghẽn, những kháng cự thay đổi do cách nghĩ cũ hình thành trong nền kinh tế nâu đã hàng chục năm nay tạo ra.
Nếu không làm được như thế, sẽ có rất nhiều lãng phí trong quá trình thực hiện và đáng lo hơn nữa là không đạt được những cam kết quốc tế về giảm phát thải ròng. Đó không chỉ là những cam kết thành tích, mà sẽ trực tiếp tác❀ động đến túi tiền mỗi doanh nghiệp khi càng nhiều hoạt động xuất khẩu sẽ bị làm khó vì chuẩn mực môi trường.
Những mốc thời gian 2026 hay 20🔯30 đã không còn quá xa.
Hồ Quốc Tuấn