Theo một quan chức cấp cao c♐ủa Bộ Tư pháp Mỹ, Juan Tang đã bị bắt và tạm giam v𝓰ào tối 23/7. Người này cho biết thêm Juan không có quyền miễn trừ ngoại giao vì cô không được tuyên bố là quan chức ngoại giao.
"Cô ấy sẽ xuất hiện lần đầu tại tòa vào hôm nay", quan chức Mỹ cho biết hôm 24/7, thêm rằng Juan là một phần trong "mạng lưới" cố ý che giấu quan hệ với lực lượng quân đội Trun𒉰g Quốc khi x♌in thị thực Mỹ.
Đại 🙈sứ quán Trung 🐻Quốc hiện chưa bình luận về sự việc.
Theo hồ sơ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trình lên tòa án tại San Francisco hôm 20/7, Juan Tang đã che giấu vai trò trong quân đội khi nộp đơn xin thị thực hồi tháng 10 năm ngoái để tới làm việc tại đại học Califo🍬rnia và tiếp tục khai gian với🗹 FBI vài tháng sau.
Tuy nhiên, các đặc vụ Mỹ đã tìm𓄧 thấy những bức ảnh Juan mặc quân phục của lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng như xem xét nhiều bài báo từ Trung Quốc xác nhận liên hệ của cô với quân đội nước này.
Juan Tang bị truy tố tội gian lận thị thực hꦰôm 26/6, nhưng lực lượng hành pháp Mỹ không thể tự ý vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để bắt người. Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco chưa bình luận về sự việc.
Bộ Tư pháp Mỹ cùng ngày cho biết ngoài Juan, họ đã truy tố ba nhà khoa học Trung Quốc kღhác vì khai gian vai trò trong quân đội nhằm xin thị thực tới Mỹ dễ dàng hơn. Bộ này nói thêm khai gian thị thực là một phần trong kế hoạch được chính phủ Trung Quốc "hậu thuẫn" nhằm đánh cắp nghiên cứu và sáng kiến của các trường đại học𒅌 Mỹ.
Cáo buộc của Mỹ nhằm vào các nhà khoa Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ song phương ngày càng căng thẳng sau khi Washington ra lệnh đóng cửa Tổng lãnh s❀ự quán Trung Quốc tại꧃ thành phố Houston, bang Texas, với cáo buộc gián điệp.
Bắc Kinh đã đáp trả khi thu hồi giấy phép của lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, đồng thời bác cáo buộc gián điệp. Bộ Ngoại g🅷iao Trung Quốc gọi đây là phản ứng chính đáng và cầnꦚ thiết đối với "hành động phi lý của Mỹ".
Ngọc Ánh (Theo Reuters)