Mỹ sẽ tiếp tục triển khai chiến hạm của hải quân tới c𒁃hâu Á để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc, cũng như sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, ông Esper phát biểu hôm nay tại Washington, t🧸rong sự kiện trực tuyến do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức.
Tuyên bố được Esper đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực, từ áp thuế thương mại tới lệnh trừng phạt♉ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ nhắm vào các công ty và quan chức Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ hôm 21/7 cáo buộc hai tin tặc làm việc cho chính phủ Trung Quốc ăn cắp dữ liệu tại 11 nước, bao gồm ngh🔯iên cứu vaccine Covid-19. Đây là cáo buộc mới nhất chống lại Bắc Kinh mà Washington đưa ra.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Esper cũng tố Trung Quốc "bắt nạt" các đồng minh và đối tác trong khu vực để độc chiếm nguồn dầu khí trị giá 2,6 nghìn tỷ USD ngoài khơi,🍌 bất chấp những động thái quân sự quyết liệt của Mỹ ở đây.
Năm 2019, Mỹ đã có nhiều hành động quân sự hơn nhằm đảm bảo ♔tự do hàng𝄹 hải ở Biển Đông hơn 4 thập kỷ trước, theo ông Esper. Hồi đầu tháng này, hai tàu sân bay của Mỹ đã diễn tập tại vùng biển này lần đầu tiên kể từ năm 2012.
Tuy nhiên, Esper cũng khẳng định ông sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc và có kế hoạch๊ tℱới Bắc Kinh thời gian tới.
"Trước cuối năm nay, tôi hy vọng được lần đầu tới thăm Trung Quốc trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mà hai nước cùng quan tâm, thiết lập hệ thống cần thiết để đối thoại về khủng hoảng, cũng như nhấn mạnh mục đích của chúng tôi là cạnh tranh cởi mở tron𒈔g hệ thống quốc tế", Esper nói.
Thông tin trên được đ෴ưa ra giữa lúc mối quan hệ Mỹ - Trung gần đây leo thang căng thẳng về nhiều vấn đề, từ Covid-19, Hong Kong, Tân Cương ch💦o đến Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 ra tuyên bố bác hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đôn🍬g và khu vực.
Trong cuộc trao đổi trên, 🍸ông Esper cũng khẳng định T𝔍rung Quốc "không có quyền biến vùng biển quốc tế thành khu vực hàng hải độc quyền của riêng mình".
"Chúng tôi không tìm kiếm xung đột. Chúng tôi cam kết mối quan hệ mang tính xây dựng và đôi bên cùng có lợi với Trung Qu𓆉ốc, mở ra các kênh đối thoại và giảm thiểu rủi ro", ông nói.
Ngoại trưởng Pompeo hôm nay đã tới Anh gặp Thủ tướng Boris Johnson ♑để thảo luận về chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, một tuần sau khi London tuyên bố lệnh cấm đối với công ty viễn thông Huawei. Quyết định này được xem là thắng lợi lớn đối với Mỹ, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây liên tục thúc giục các đồng minh loại Huawei khỏi mạng lưới 5G với lý do tập đoàn công nghệ Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh.
Giữa lúc Anh trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc về cách xử lý đại dịch hay luật an ninh Hong Kong, chuyến thăm của Pompeo được xem là nỗ lực nhằm giữ vững lập trư𓆏ờng của Johnson, đồng thời mở ra cơ hội về một thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit, theo nhiều quan chức ngoại giao.
"Chúng tôi hoan nghênh thông tin rằng Anh sẽ cấm mua các thiết bị 5G của Huawei và lo♎ại bỏ các thiết bị này ra khỏi mạng lưới viễn thông của họ", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về chuyến đi của Pompeo có đoạn. "Anh đã đưa ra quyết định quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, như cácꦛh mà nhiều nước trên thế giới đang làm".
Pompeo dự kiến thảo luꦏận với Johnson về phương án thay thế cho Huawei. Ông dự kiến cũng gặp nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Nathan Law cùng Chris Patten, thống đốc Anh cuối cùng ở Hong Kong, trong chuyến thăm London lần này.
Thanh Tâm (Theo AFP, Reuters)