Quyết định được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trong bài ph✨át biểu lúc 11h25 hôm nay (23h25 giờ Hà Nội). Các nguồn tin giấu tên cho biết ông Biden đã thảo luận với những đồng minh châu Âu về biện pháp "cô lập" nền kinh tế của Moskva. Tuy nhiên, các nước châu Âu, vốn phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và khí đốt Nga, sẽ không tham gia biện pháp cấm vận này.
"Chúng tôi sẽ cấm mọi hoạt động nhập khẩu xăng dầu và năng lượng của Nga. Điều đó đồng nghĩa dầu mỏ Nga sẽ không đượ💖c tiếp nhận tại các cảng biển của Mỹ", ông Biden tuyên bố.
Tổng thống Mỹ dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng lên, cam kết làm mọi cách để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới người dân. Ông♕ cũng cảnh báo các công ty xăng dầu Mỹ không lợi dụng tình 𒊎hình để kiếm lời hoặc đội giá.
Ông Biden biết Washington đã viện trợ an ninh hơn một tỷ USD cho Kiev. "Các chuyến hàng chở vũ ⛄khí phòng꧋ thủ từ Mỹ đến Ukraine mỗi ngày. Mỹ đang điều phối hoạt động vận chuyển những khí tài tương tự từ các đồng minh và đối tác. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine", ông nói.
Nhà Trắng đang đàm phꦛán với các lãnh đạo quốc hội Mỹ nhằm 🍨đẩy nhanh bỏ phiếu dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng từ Nga.
Mỹ nhập khẩu trung bình 20,4 triệu thùng dầu thô và sản phẩm hóa dầu từ Nga mỗi tháng trong năm 2021, chiếm 8% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu dạng lỏn🐟g vào nước n🎉ày. Lệnh cấm có thể khiến lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh.
🐲"Chúng ta sẽ chứng kiến giá xăng tăng ở Mỹ, trong khi chi phí nhiều mặt hàng tại châu Âu cũng sẽ tăng vọt. Đó là cái giá phải trả để đồng hành cùng người dân Ukraine và chúng ta sẽ phải chịu đựng nó", thượng nghị sĩ Mỹ Chris Coons cảnh báo.
Hạ nghị sĩ Susan Wild, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, thừa nhận "không ai muốn trả thêm t𝄹iền xăng" nhꩲưng kêu gọi người dân Mỹ sẵn sàng hy sinh nhiều hơn.
Giá dầu hôm 7/3 tăng vọt lên mức 139 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008. Giá dầu vào ngày 8/3 là 122 USD/thùng. Tuần trước, dầu thô thế 🍸giới ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hai năm do chiến dịch quân sự của Nga t🌄ại Ukraine làm dấy lên nỗi lo thiếu nguồn cung toàn cầu.
Nhà Trắng hôm 7/3 ra thông báo cho biết các quan chức Mỹ - Venezuela đã thảo luận về khả năng Washington nới biện pháp trừng phạt dầu mỏ áp đặt từ năm 2019 với Caracas. Theo New York Times, động thái này có thể nhằm t𓂃ìm kiếm nguồn cung thay thế một phần dầu Mỹ mua từ Nga.
Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2, với mục tiêu "phi quân sự hóa v🐠à phi phát xít hóa" Ukraine. Mỹ và châu Âu đã áp nhiều biện pháp cấm vận với Nga như loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT và đóng cửa không phận với máy bay Nga. Điện Kremlin hôm 5/3 chỉ trích phương Tây hành xử như "kẻ cướp" khi cắt các mối quan hệ kinh tế và khẳng định sẽ có "các biện pháp phản🍷 ứng thích hợp". Nga nhiều lần nhấn mạnh nền kinh tế sẽ thích ứng với tình hình mới và lệnh trừng phạt không khiến họ thay đổi lập trường về Ukraine.
Hôm 7/3, Điện Kremlin cho biết chiến dịch quân sự ở Ukraine sẽ lập tức kết thúc nếu Ukraine ngừng các hành động quân sự, thay đổi hiến pháp để đảm bảo tính trung lập, thừa nhận Crimea thuộc Nga, đồng thời công🐼 nhận độc lập cho các "nước cộng hòa Donetsk và Lugansk" ở miền đông.
Anh và EU ngày 8/3 cũng nêu các kế hoạch để giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga﷽. Anh nói rằng họ sẽ "giảm dần nhập khẩu dầu và chế phẩm từ dầu mỏ của Nga trước cuối năm nay" còn EU công bố mục tiêu giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong năm nay và hướng đến "độc lập hoàn toànꦍ với nguồn khí đốt, dầu và than của Nga trước năm 2030".
Vũ Anh (Theo Reuters)