Tên lửa siêu vượt âm X-51 phóng từ máy bay B-52.
Không quân Mỹ cuối tháng 6 ra thông báo, yêu cầu các nhà thầu công bố 🦹thiết kế và khả năng chế tạo vũ khí siêu vượt âm, nhằm tạo bước đột phá trong tham vọng chế tạo ܫloại tên lửa bay nhanh hơn âm thanh 5 lần (6.175 km/h) hoặc cao hơn, theo🅠 National Interest.
Tên lửa siêu vượt âm có ưu thế vượt trội so với nhiều loại tên lửa và đạn pháo hiện nayꦇ. Tốc độ cao khiến chúng rất khó bị đánh chặn, đồng thời tạo ra động năng khổng lồ trước khi va chạm với mục tiêu.
Lầu Năm Góc từng theo đuổi nhiều chương trình tên lửa siêu vượt âm suốt 20 năm qua nhưng chưa đạt được thành quả rõ ràng. Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã thử nghiệm nhiều loại đạn sử dụng động cơ tên lửa đẩy để đạt tốc độ cực cao trước khi tách ra và lướt tới mục tiêu ở vận tốc ꦉsiêu thanh, nhưng hầu hết các thử nghiệm này đều thất bại.
Dự án tiềm năng nhất của Mỹ là Boeing X-51 Waverider. Đây là tên lửa hai tầng dài 7,6 m, nặng hai tấn. Tầng đầu tiên là tên lửa đẩy, giúp quả đạn bay tăng tốc lên 5.550 km/h, trước khi đầu đạn tách rời và sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scra💟mjet) để đạt tốc độ trên 6.000 km/h.
X-51 đã bay thử 4 lần kể từ năm 2010. Trong lần thử thành công nhất hồi tháng 5/2013, một quả đạn ♓X-51 được phóng trên Thái Bình Dương, đạt tốc độ 6.300 km/h trong vòng 6 phút.
Cả Nga và Trung Quốc cũng đều đang phát triển vũ khí siêu vượt âm. Bắc Kinh tuyên bố đã thử nghiệm tổ hợp WU-14 trong khoảng năm 2014-2016, trong khi Nga cho biết đã phóng thành công tàu lượn Yu-71 hồi năm 2015. Đây được coi là lý do thúc đẩyᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ không quân Mỹ đưa ra yêu cầu phát triển vũ khí siêu vượt ℱâm thế hệ mới cho quân đội Mỹ, chuyên gia quân sự David Axe nhận định.
Việt Hòa