"Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi thấy những phát biểu vô trách nhiệm từ ông Vladimir Putin. Lãnh đạo một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không thể có những bình luận như thế", Matthew Miller, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với các phóng viên ngày 29/2🌄, đề cập tới Tổng thống Nga.
Bình luận củജa người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sau khi Tổng thống Putin trong Thông điệp Liên bang ngày 29/2 cảnh báo hậu quả của ý tưởng triển khai quân phương Tây đến Ukraine và can thiệp vào "công việc nội bộ" của Nga.
"Các đối thủ nên nhớ rằng Nga sở hữu vũ khí có thể tấn công mục t﷽iêu trên lãnh thổ của họ", ông chủ Điện Kremlin nói. "Và điều này có thể dẫn tới một cuộc xung đột có sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ hủy diệt nಞền văn minh. Họ không hiểu điều đó à?".
Ông Miller cho biết Washington từng liên lạc với Moskva để thảo luận về những hậu quả nếu sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh hiện "chưa có bất kỳ dấu hiệu nào" cho thấy Nga đang ch🍎uẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Nga sở hữu 5.889 đầu đạn hạt nhân tính đến năm 2023 và là nước có kho dự trữ loại vũ khí này lớn nhất thế giới. Mỹ đứng thứ🅘 hai với 5.244 đầu đạn hạt nhân.
Khoảng 1.400 đầu đạn hạt nhân của Nga không còn biên chế sử dụng, 2.815 trong kho dự trữ và khoảng 1.674 đầu đạn chiến lược được triển khai, nhiều hơn 4 đầu đạn so với Mỹ.
Điều 19 trong học thuyết hạt nhân năm 2020 của Nga quy định tổng thống Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả khi xảy ra cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc vũ khí thông thường đe 🐲dọa sự tồn vong của nhà nước Nga. Học thuyết hạt nhân Nga cũng quy định tổng thống Nga với vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang có toàn quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thanh Tâm (Theo AFP, Reuters)