"Một số thành viên của hội đồng ngăn chúng ta hành động vì những lý do tư lợi và bất chấp đạo lý. Một số phá hoại sự đoàn kết bằng những chỉnh sửa vô ích làm suy yếu thông điệp của hội đồng", đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói, theo Reuters.
Bà Haley không chỉ đích danh Trung Quốc nhưng trong cuộc họp Hội đồng Bảo an hôm 14/5 về chuyến đi của các đại sứ đến Myanmar và Bangladesh cách☂ đây hai tuần, Bắc Kinh đề xuất sửa đổi đáng kể tuyên bố của Hội đồng do Anh soạn thảo về cuộc 😼khủng hoảng ở Myanmar.
Mỹ và các nước khác lên án Myanmar "đàn áp quân sự" đối với những người Hồi giáo Rohingya và cáo buộc đây là tội ác diệt chủng. Đáp lại, đại sứ Trung Quốc Mã Triều Húc nói rằng Myanmar và Bangladesh nên được khuyến khích giải quyết song phương cuộc khủng hoảng để đảm bảo tìn🐈h hình "không kéo dài hoặc trở nên phức tạp hơn".
"Hội đồng❀ nên tiếp tục khuyến khích Myanmar và Bangladesh tăng cường tham vấn và hợp tác để sớm t𓆏hực hiện các thỏa thuận song phương", ông Mã nói. Đại sứ Nga cũng bày tỏ ủng hộ Trung Quốc trong cuộc thảo luận tại hội đồng về Myanmar.
Cuộc tấn công nổi dậy của người Rohingya vào các đồn an ninh ở bang Rakhine, Myanmar hồi tháng 8/2017 đã châm ngòi cho một chiến dịch quân sự khiến gần 700.000 người Rohingya phải bỏ tr🔥ốn 🉐tới các trại ở Cox's Bazar, Bangladesh.
Hồi tháng một, Myanmar và Bangladesh thỏa thuận hoàn tất việc hồi hương tự nguyện những người tị nạn trong vòng hai năm nhưng do hai bên còn tồn tại khác biệt, việc triển khai kế hoạch ♔bị chậm lại.
Những người tị nạn trốn chạy khỏi Myanmar cáo buộc chính phủ gây ra tình trạng giết người, cưỡng hiếp và đốt phá trên quy mô lớn. Myanmar phủ nhận cáo buộc diệt chủng và khẳng định chiến dịch ở Rakhine là m🐽ột phản ứng hợp pháp đối với các cuộc tấn công của người Rohingya vào lực lượng an ninh.
"Chính phủ Myanmar đã nhiều lần khẳng định không có vi phạm nhân quyền nào được tha thứ. Những cáo buộc có bằng chứng đầy đủ sẽ được điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật", đại sứ Myanmar Hau Do Suan phát biểu trước Hội đồng Bảoꦍ an hôm 14/5.
Mỹ và Canada sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt 🧔đơn phương đối với một tướng trong quân đội Myanmar vì "vai trò trong cuộc đàn áp". Liên minh châu Âu cũng đang chuẩn bị trừng phạt các cá nhân.
Haley cho biết Hội đồng Bảo an có "những công cụ độc đáo để khuyến khích Burಞma thực hiện các bước đi thực tế để giải quyết cuộc khủng hoảng này👍", song không nói cụ thể.
Cuộc khủng hoảng di cư người Rohingya bắt đầu từ năm 2015. Hàng trăm nghìn người dân tộc thiểu số Rohingya theo Hồi giáo sinh sống ở đất nước Phật giáo Myanmar đã chạy sang Bangladesh, vì chính phủ Myanmar không công nhận họ là công dân và coi là người nhập cư trái phép. Từ tháng 8/2017, hơn 668.000 nꦗgười tị nạജn Rohingya, trong đó khoảng 400.000 trẻ em, đã chạy trốn khỏi Myanmar đến trú ngụ tại các trại ở bên kia biên giới Bangladesh.
Huyền Lê