Hook yêu cầu thuyền trưởng người Ấn Độ Akhilesh Kumar lái tàu Adrian Darya 1 đến một quốc gia mà nó có thể bị thu giữ, phát ngôꦇn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận ngày 4/9 sau khi tờ Financial Times đăng thông tin này.
"Chún🅠g tôi đã tiếp cận một số thuyền trưởng cũng như các công ty vận tải, cảnh báo họ về hậu quả của việc hỗ trợ một tổ chức khủng bố nước ngoài", phát ngôn viên nói, ám chỉ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chế giễu động thái của Mỹ. "Vì không cướp biển được nên Mỹ đành phải tìm đến phương pháp tống tiền - họ ra yêu sách 'giao cho c💧húng tôi dầu của Iran và nhận hàng triệu USD hoặc bị trừng phạt", Zarif viết trên Twitter.
Siêu tàu dầu Adrian Darya 1 là tâm điểm chú ý trong căng thẳng leo thang giữa Iran và Mỹ. Con tàu trước đây mang tên Grace 1 bị thủy quân lục chiến Anh kết hợp với cảnh sát biển Gibraltar bắt hôm 4/7 do ꧟nghi ngờ nó chở dầu tới Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 15/8, Gibraltar thả tàu này sau khi nhận được cam kết bằng văn bản từ Iran rằng con tàu sẽ không bán 2,1 triệu thùng dầu cho Syria. Ngay sau khi Gibraltar tuyên bố thả Grace 1, một tòa án liên bang Mỹ đã ra lệnh bắt tàu do nghi ngờ nó c🐠ó liên hệ với Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, tổ chức vũ trang bị Washington liệt vào danh sách khủng bố. Tuy nhiên, đề nghị trên bị Gibraltar từ chối.
Grace 1 sau đó đổi tên thành Adrian Darya 1 và khởi hành tới Địa Trung Hải. Phát ngôn viên chính phủ Iran hôm 26/8 thông báo đã bán hết hơn hai triệu thùng dầu trên tàu này, nhưng không tiết lộ bên mua.
Con tàu sau đó liên tục thay đổi hải trình trên Địa Trung Hải, khi một loạt quốc gia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ hay Lebanon đều tuyên bố không cho tàu cập cảng, nhiều khả năng do lo sợ lệnh trừng phạt từ Mỹ. Ngày 30/8, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố đưa Adrian Darya 1 vào danh sách đen và đưa ra biện pháp trừng phạt đối với thuyền trưởng. Tàu Adrian Darya 1 đã tắt thiết bị phát đáp từ chiều 2/﷽9, khi đang ở vùng biển Địa Trung 🎀Hải phía tây Syria.
Phương Vũ (Theo AFP)