Thomas-Greenfield được Thượng viện Mỹ phê chuẩnꦬ chức vụ mới hôm 23/2, với kết quả 78 phiếu thuận và 20 phiếu chống, trong đó tất cả phiếu chống đều thuộc về các nghị sĩ Cộng hòa. Việc nhà ngoại giao kỳ cựu 68 tuổi này trở thành đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc giúp đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden có thêm một thành viên chủ chốt.
Quyết định thông qua của Thượng viện được đưa ra gần một tháng sau p🧸hiên điều trần xác nhận của Thomas-Greenfield. Các nghị sĩ Cộng hòa phản đối bà tập trung vào một bài phát biểu năm 2019 bị đánh giá có lợi cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, Thomas-Greenfield và những người ủng hộ bà chỉ ra rằng bà đã hoạt động suốt nhiều thập kỷ nhằm gia tăng sức ảnh hưởng của Mỹ, đối chọi với Trung Quốc.
Tại phiên điều trần xác nhận cuối tháng trước, Thomas-Greenfield nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái lập vai trò của Mỹ tại Liên Hợp Quốc trước những kế hoạch gây ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Ngoài ra, trong 35 năm hoạt động tại Bộ Ngoại giao Mỹ, bà từng phụ trách các nhiệm vụ ở 4 lục địa, đặc biệt là𓃲 châu Phi.
"Đại sứ Thomas-Greenfield lâu nay luôn bày tỏ phản đối trước việc Trung Quốc sử dụng bẫy nợ và tăng cường sự hiệ♔n diện với ý đồ xấu tại các tổ chức quốc tế", Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết khi kêu gọi🎃 sự ủng hộ đối với Thomas-Greenfield.
Căng thẳng Mỹ - Trung năm ngoái bị đẩy lên cao trào tại Liên Hợp Qu🏅ốc vì đại dịch Covid-19, khi cựu tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi các cơ chế qu༺ốc tế như một phần của chính sách "Nước Mỹ trên hết".
Tuy nhiên, Biden tuyên bố theo đuổi chủ nghĩa đa phương, không chỉ bằng việc lựa chọn một nhà ngoại✅ giao kỳ cựu cho vị trí đại sứ Liên Hợp Quốc, mà còn khôi phục chức vụ này trở lại trong nội các.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)