"Cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về các sóng Covid-19 ở Trung Quốc, cũng như việc thiếu dữ liệu minh bạch, trong đó có dữ liệu giải trình tự gene của virus", Bloomberg và AFP ngày 27/12 dẫn lời các quan cꦺhức Mỹ giấu ꦿtên cho hay.
Các quan chức này cho biết đây là lý do Mỹ đang xem xét các biện 🍸pháp đề phòng mới đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc, nơi đang chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh kể từ khi nới lỏng h🌠ạn chế ngăn Covid-19.
Trước đó, Nhậ✃t Bản, Ấn Độ và Malaysia cũng tuyên bố tăng cường quy định kiểm dịch đối với người từ Trung Quốc, với lý do ca nhiễm gia tăng ở quốc💖 gia này.
Nhật Bản cho biết sẽ yêu cầu chứng 𝔉nhận xét nghiệm âm tính đối với người tới từ Trung Quốc, trong khi Malaysia đưa ra các biện pháp truy vết và giám sát bổ sung.
"Mỹ đang tuâ🧸n theo khoa học và lời khuyên của chuyên gia y tế công cộng, tham khảo ý kiến đối tác và xem xét thực hiện các bước tương tự để bảo vệ người dân", quan chức Mỹ nhấn mạnh, trích dẫn những lo ngại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tình hình Covid-19 ở Trung Quốc.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebr🥂eyesus hôm 21/12 bày tỏ lo ngại về tình hình Covid-19 ở Trung Quốc và kêu gọi nước này cung cấp thêm thông tin chi tiết về mức độ nghiêm trọng của 🉐bệnh, số ca nhập viện và ca điều trị đặc biệt.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang đối mặt đợt bùng phát🌜 Covid-19 nghiêm🍃 trọng sau khi chính phủ nới lỏng một số hạn chế phòng dịch. Kể từ khi nới hạn chế ngày 7/12, Trung Quốc tới nay mới ghi nhận 6 ca tử vong do Covid-19, khiến một số chuyên gia y tế quốc tế hoài nghi.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trunཧg Quốc (NHC) hôm 26/12 quyết định hạ mức độ kiểm soát Covid-19 xuống cấp B, đồng nghĩa kꦯhách nhập cảnh sẽ không buộc phải cách ly tập trung như trước đây. Người tới Trung Quốc không cần xin mã y tế từ đại sứ quán hay lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài mà chỉ cần kết quả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19.
Động thái của Trung Quốc được coi là bước tiếp theo nhằm nới lỏng dần chiến lược "Không Covid" ꦡmà nước này đã duy trì gần 3 năm qua để chuyển sang giai đoạn sống chung với dịch bệnh.
Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)