Vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên
Việc Triều Tiên gần đây phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12 đưa nước này tiến gần hơn bao giờ hết tới tham vọng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng cũng đặt Mỹ 💃và các đồng minh trước thách thức chư𝓀a từng có, theo National Interest.
Theo các chuyên gia quân sự quố꧙c tế, nếu Triều Tiên phát triển được công nghệ ICBM, họ có khả năng tấn công các thành phố ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Mỹ và nhiều khu vực khác mà gần như không thể bị ngăn cản.
Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ vừa triển khai ở Hàn Quốc được cho là rất tiên tiến, nhưng không bảo đảm k♛hả năng đánh chặn được ICBM. Tổ hợp Aegis có khả năng tạo lá chắn phòng thủ cho một biên đội tàu chiến hoặc khu vực đất liền, nhưng không thể bao trùm toàn bộ các thành phố trước những cuộc tấn công tiềm tàng của ICBM Triều Tiên.
Để bảo vệ lục địa Bắc Mỹ, Lầu Năm Góc đã triển khai hệ thống phòng thủ mặt🅺 đất giai đoạn giữa (GMD) đặt tại bang Alaska và California, nhưng chỉ có 9 trong tổng số 17 cuộc thử nghiệm đánh chặn của GMD thành công, khiến h𝔍ệ thống này không được đặt nhiều hy vọng.
Về chính trị, các cường quốc hạt nhân hiện nay thường đ𝓀ảm bảo khả năng răn đe hạt nhân bằng khái niệm đảm bảo hủy diệt lẫn nhau (MA💜D) nhờ nhận thức rằng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu sẽ gây ra nhiều hậu quả hơn lợi ích. Tuy nhiên, Triều Tiên được cho là không đi theo con đường này, khiến chiến lược răn đe hạt nhân có thể không còn hiệu quả.
Nhà phân tích Adam Cabot cho rằng nếu các biện pháp ngoại giao và trừng phạ🙈t kinh tế thất bại, Mỹ và các đồng minh không có nhiều lựa ch🃏ọn ngoài việc can thiệp quân sự để loại bỏ mối đe dọa từ chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân Triều Tiên.
Tuy nhiên, giải pháp này này có thể dẫn đến nh♌ững thiệt hại khủng khiếp, nhất là khi họ chưa có biện p🍷háp chắc chắn 100% để đánh chặn được tên lửa đạn đạo Triều Tiên, Cabot kết luận.
Hòa Việt