Tờ Kyiv Post của Ukraine hôm 28/4 cho biết Mỹ đã sử dụng các doanh nghiệp ở nước ngoài để tham gia đấu giá và mua lại 81 máy bay quân sự loại biên của Kazakhstan, trong đó có tiêm kích MiG-29, cường kích MiG-27 và 🧜oanh tạc cơ chiến thuật Su-24. Tổng giá trị thương vụ vào khoảng 1,5 triệu USD, đồng nghĩa với mỗi máy bay trong số này được bán với giá gần 19.000 USD.
Mục đích cụ thể của đợt mua hàng không được tiết lộ. Truyền thông Ukraine nhận định các phi cơ này có thể được Washington chuyển giao cho Kiev để lấy phụ tùng duy trì hoạt động cho đội bay hiện tại, cũng như làm mồi bẫy để thu hút hỏa lựꦬc tầm xa của quân đội Nga.
Tuy nhiên, tập đoàn xuất khẩu quốc phòng nhà nước Kazakh🔜stan (Kazspecexport) sau đó phủ 💝nhận thông tin, nói rằng cuộc đấu giá được tiến hành theo quy định luật pháp và với điều kiện toàn bộ máy bay sẽ bị rã sắt vụn. "Các công ty nước ngoài không được tham gia sự kiện", Kazspecexport cho hay.
Giới chức Mỹ và Ukraine chưa bình luận về thông tin.
Sau khi Liên Xô tan rã, Kazakhstan được kế thừa hàng loạt trung đoàn chiến đấu cơ đóng quân trên lãnh thổ nước này. Nhiều phi đội đã bị loại biên trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Kazakhstan những năm gần đây, được thay thế bởi tiêm kích hạng nặng Su-30SM do Ng🦂a chế tạo.
Chính phủ Kazakhstan hồi tháng 10/2023 rao bán 117 chiến đấu cơ được chế tạo từ thời Liên Xô, gồm Su-24, MiG-27, MiG-29 và tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31. Tất cả phi cơ đều trong tình trạng cũ nát, không thể hoạt động và đòi hỏi chi phí 🍸sửa chữa quá cao, trong khi khả năng rã xác lấy phụ tùng là rất hạn chế.
Tướng Laura Richardson, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam của quân đội Mỹ, năm ngoái tiết lộ Washington đang tìm kiếm vũ khí cũ do Liên Xô sản xuất từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mỹ muốn các quốc gia này viện trợ trực tiếp,ꦦ hoặc chuyển giao gián tiếp cho Kiev và đổi lấy thiết bị do Washington sản xuất.
Vũ Anh (Theo Kyiv Post)